"Bốc mùi" không kém gì đậu phụ thối, loại đặc sản này còn "mọc lông"
Không chỉ có mùi khó ngửi, món đậu phụ này lên men tới độ mọc lớp lông dài bên ngoài rồi mới được mang đi chế biến.
Có hương vị hấp dẫn không kém gì đậu phụ thối, nhưng đậu phụ "mọc lông" lại khiến nhiều người e dè không dám thử bởi trông như có lớp nấm mốc dày bao phủ bên ngoài.
Đúng như tên gọi của mình, đậu phụ mọc lông là những miếng đậu phụ trắng nhưng có nhiều sợi lông dài mỏng mịn như bông bám kín xung quanh bề mặt.
Những sợi lông này là kết quả của bào tử nấm được cấy vào đậu phụ rồi khiến nó có kết cấu giống như pho mát mốc xanh. Trong quá trình lên men, protein động vật chuyển đổi thành axit amin.
Đậu phụ mọc lông khiến nhiều người e dè không dám thử.
Dù có bề ngoài không mấy bắt mắt, đậu phụ lông có nấm mốc nhưng không ảnh hưởng gì. Nhìn lớp lông trắng, nhiều người e dè không biết liệu có hại sức khỏe khi ăn loại đậu này hay không?
Trên thực tế, nấm mốc Mucor trên đậu phụ cũng thường tìm thấy trong rượu vang. Chúng có nhiều công dụng và hoàn toàn không gây hại cho cơ thể.
Cận cảnh lớp lông dài phủ trên miếng đậu.
Thực tế là, đậu phụ lông là món không nhiều người biết đến, thậm chí cả người Trung Quốc. Nhưng người dân ở vùng núi tỉnh An Huy đã làm theo phương pháp truyền thống trong nhiều trăm năm qua rồi. Với họ, đây lại là món đặc sản được truyền từ nhiều thế hệ trong bao nhiêu thế kỷ.
Đậu phụ lông là món không nhiều người biết đến, thậm chí cả người Trung Quốc.
Sau khi được cấy nấm mốc, những miếng đậu phụ sẽ được phơi ngoài trời ở chỗ lạnh và khô trong điều kiện nhiệt độ khoảng 15 - 23 độ C. Nếu vào mùa hè, món ăn này chỉ làm mất khoảng 3 ngày. Nhưng những ngày đông, cần tới 6 ngày mới tạo ra những sợi lông phủ đều mềm mịn trên miếng đậu phụ.
Mỗi mẻ đậu mọc lông đều phải làm cẩn thận, nếu không có thể hỏng toàn bộ.
Nhờ điều kiện thời gian, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp đã tạo ra lớp lông mịn dày phủ bên trên. Quá trình sản xuất đòi hỏi sự cẩn thận, tỷ mỉ. Chỉ cần một khâu sơ suất có thể hỏng luôn cả mẻ.
Có mùi khó ngửi không kém gì đậu phụ thối, nhưng đậu phụ mọc lông lại có độ chắc và ngậy khác biệt. Khi lớp nấm mốc mọc đủ dài và phủ dày, người nấu bếp mới lấy chúng để chế biến món ăn.
Từ đậu phụ lông, người An Huy chế biến thành vô số món ngon, nhưng phổ biến hơn cả là om với thịt hoặc chiên giòn.
Món ăn đã xuất hiện ở tỉnh An Huy suốt nhiều thế kỷ qua.
Với món chiên, đầu tiên các miếng đậu sẽ nhúng vào hỗn hợp của lòng đỏ trứng gà đánh nhuyễn, sau đó cho ngay vào chảo ngập dầu và rán. Chúng được chiên già lửa, khiến miếng đậy có lớp vỏ trứng giòn ngậy bên ngoài, nhưng vẫn giữ kết cấu mềm mượt bên trong. Sau cùng, người ta sẽ rắc thêm hỗn hợp gồm hành lá, tỏi, ớt, gừng xào qua với đường và nước tương rồi phủ lên trên.
Ngoài ra, người ta còn phơi nắng rồi ngâm chúng trong dầu hạt cải để bảo quản lâu dài hơn.
Xem người bán hàng thoăn thoắt chế biến món đậu phụ mọc lông trên đường phố
Người bán hàng chế biến đậu phụ lông thành món ngon trên đường phố.
Ở An Huy ngày nay, du khách có thể thưởng thức chúng ở ngay những quán hàng bán đồ ăn vặt trên hè phố. Nhờ hương vị lạ miệng khiến món ăn này đã tồn tại suốt hàng trăm năm nay mà không sợ bị thay thế.
- Cận cảnh màn nhảy dù xuống mặt nước cực nguy hiểm của đặc nhiệm Mỹ
- 4 cách xác định tỷ lệ mỡ trên cơ thể
- “Bức tường của gió” độc nhất vô nhị trên thế giới có thể tái tạo cơn bão