"Bóng ma" bằng 100 tỉ Mặt trời khuấy động đài quan sát Trái đất

Đài quan sát tia X của NASA ghi nhận được sự xáo trộn kỳ lạ ở một thiên hà cách xa 2,7 tỉ năm ánh sáng, chỉ có thể được tạo nên bằng một thứ gì đó lớn và mạnh khủng khiếp, nhưng vô hình như bóng ma.


"Bóng ma" khổng lồ vừa được định vị có thể là kết quả của việc sáp nhập 2 lỗ đen trung tâm của 2 thiên hà - (Ảnh đồ họa từ NASA)

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of the American Astronomical Society, đó là một lỗ đen "siêu quái vật", có sức mạnh ngoài sức tưởng tượng. Ước tính nó có khối lượng ít nhất từ 3-100 tỉ Mặt trời. Để so sánh, lỗ đen trung tâm của thiên hà chứa Trái đất Milky Way tương đương với 4 triệu Mặt Trời, đã được xếp vào hàng "lỗ đen quái vật" - thuật ngữ dùng để chỉ những lỗ đen siêu khối, có sức mạnh vượt trội.

Tiến sĩ Kayhan Gultekin ở Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát tia X của NASA để định vị lỗ đen khủng khiếp nói trên. Lỗ đen tồn tại như một bóng ma: đài quan sát chỉ "thấy được" những thứ xung quanh bị khuấy động bởi nó, tạo nên tín hiệu tia X mạnh mẽ, nhưng không thấy được bản thân lỗ đen dù nó cực kỳ lớn.

Điểm kỳ lạ thứ 2 là các tia X này cho thấy "bóng ma" bị lệch khỏi vùng trung tâm của thiên hà, vì vậy các nhà khoa học tin rằng nó đã bị đẩy sang một bên sau một cuộc sáp nhập thiên hà. Điều này làm dấy nên mối nghi ngờ rằng "siêu quái vật" vốn là sự kết hợp giữa 2 lỗ đen trung tâm cực lớn của 2 thiên hà đã va chạm và trộn lẫn vào nhau.

Nếu điều này chính xác, đây sẽ là một phát hiện cực kỳ quan trọng bởi các lỗ đen bị đẩy sang bên sau sáp nhập như vậy mới chỉ là giả thuyết thiên văn chứa chưa bao giờ được quan sát trực tiếp. Các nhà thiên văn hy vọng Kính viễn vọng không gian James Webbs của NASA, sẽ được phóng vào tháng 10/2021.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất