Cá nhìn bằng gương!

Các nhà khoa học Đức vừa phát hiện một loài cá "bốn mắt" sử dụng một hệ thống gương độc đáo để di chuyển dưới đáy đại dương mờ tối. 


Theo các nhà khoa học thuộc ĐH Tuebingen (Đức), loài cá spookfish mõm nâu sống ở độ sâu hơn 900 m này là loài có xương sống duy nhất phát triển những cái gương thay vì thủy tinh thể để nhìn hình ảnh.

Các gương này cho phép chúng phát hiện những tia sáng do những kẻ săn mồi tạo ra ở dưới sâu rõ ràng hơn so với mắt có thủy tinh thể, nhờ đó kịp thời trốn tránh kẻ thù.

Cá spookfish có vẻ như có bốn mắt, nhưng thật ra chỉ có hai, mỗi mắt tách ra thành hai phần liền nhau.

Sống dưới đáy sâu giữa Somoa và New Zealand, cá spookfish cần một nửa mắt hướng lên trên để quan sát đại dương và thức ăn ở phía trên. Nửa kia, trông giống như một lõm ở bên đầu cá, hướng xuống dưới.

Các mắt “túi thừa” này có các mảnh gương nhỏ xíu, cho phép ánh sáng vào mắt được phản chiếu đến một điểm tiêu cự trên võng mạc. Điều này giúp cá thấy những gì xuất hiện ở phía dưới nó.

Giáo sư Hans-Joachim Wagner thuộc ĐH Tuebingen đã khám phá bí mật này sau khi xem xét con cá spookfish đầu tiên được đưa lên đất liền. Ông và nhóm nghiên cứu đã chụp ảnh với đèn chớp để xác định cái nhìn lên trên và xuống dưới của cá.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất