Cá sấu cổ đại từng thông minh giống cá heo?
Hóa thạch 180 triệu năm tuổi của một loài cá sấu cổ đại cho thấy nhiều đặc điểm rất giống cá heo, một trong những loài thông minh nhất hành tinh.
Theo Fox news, hóa thạch cá sấu cổ xưa mới được phát hiện sống trong thời kỳ Kỷ Jura, cùng thời khủng long cổ đại. Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch cá sấu có niên đại khoảng 180 triệu năm tuổi tại Hungary, trên cơ thể mang nhiều đặc điểm chung giữa cá sấu và cá heo cổ đại.
Chúng có răng lớn, sắc nhọn để bắt con mồi.
Nhà khảo cổ học có tên là Attila Fitos là người phát hiện đầu tiên trong dãy núi Gerecse, Hungary nên sau này hóa thạch có tên Magyarosuchus fitosi để vinh danh nhà khảo cổ này.
Phân tích hóa thạch họ phát hiện có đốt sống bất thường ở đuôi, không giống như đại gia đình cá sấu. Trước đó, các nhà khoa học tiết lộ trong thời kỳ này có 2 dạng cá sấu, một là loại có vảy sừng bao phủ toàn thân, có 4 chi di chuyển trên mặt đất và hai là loại có chân chèo có thể bơi dưới biển, sau này tiến hóa thành những sinh vật giống cá heo.
Tiến sĩ Mark Young, thuộc trường Đại học Edinburgh cho biết: "Hóa thạch này cung cấp một cái nhìn độc đáo về cách cá sấu tiến hóa thành cá voi và cá voi sát thủ hơn 180 triệu năm trước".
Các chuyên gia ước tính chiều dài cơ thể cá thể cá sấu vào khoảng 4,67– 4,83 mét, có những đặc điểm trộn lẫn giữa 2 loài cá sấu kể trên. Chúng có răng lớn, sắc nhọn để bắt con mồi. Ngoài ra các chi của nó phát triển thành dạng có màng làm mái chèo, có đuôi độc lập giúp chúng có thể di chuyển trong nước.