Cá sấu giãy giụa, cố thoát cú siết của trăn bạch tạng, liệu nó có thoát thân?
Với sức mạnh áp đảo, con trăn Miến Điện dễ dàng khuất phục được con cá sấu và nuốt chửng nó một cách nhanh chóng.
Trong clip, một con trăn Miến Điện bị chứng bạch tạng đang tấn công một con cá sấu nhỏ và quấn chặt lấy con mồi.
Với kích thước to lớn, con trăn hoàn toàn áp đảo và dễ dàng khuất phục được con mồi này. Sau đó, con trăn từ từ nuốt chửng toàn bộ con cá sấu nhỏ ở ngay bên bờ sông.
Trăn Miến Điện bạch tạng siết chặt lấy cá sấu mõm ngắn.
Trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus) rất giỏi bơi lội và trèo cây. Chúng sử dụng hàm răng sắc nhọn cong ngược về sau để ngoạm mồi, sau đó quấn chặt cơ thể và dùng cơ bắp siết chết mục tiêu.
Chúng chuyên săn chim và động vật có vú nhỏ. Tuy nhiên, những con trăn lớn thường tấn công con mồi to như lợn, dê, hươu và thậm chí cả cá sấu.
Trong khi đó, cá sấu mõm ngắn Mỹ phân bố chủ yếu trong các sông hồ và đầm lầy tại miền nam nước Mỹ. Đây là động vật săn mồi đứng đầu và vô cùng quan trọng với sự đa dạng sinh học ở khu vực chúng sinh sống.
Cá sấu mõm ngắn chủ yếu ăn cá, rùa, trăn rắn và các loài thú nhỏ. Tuy nhiên, là những kẻ săn mồi cơ hội, chúng có thể ăn gần như mọi thứ khi đói bụng, bao gồm xác thối, vật nuôi, thậm chí con người dù rất hiếm xảy ra.
Trong thực tế cá sấu và trăn là hai loài săn mồi đáng sợ, chúng có thể hạ sát đối thủ bằng những đòn tấn công sở trường. Tuy nhiên, con cá sấu xấu số trong clip lại có kích thước quá nhỏ nên nó đã không thể có cơ hội sống sót.
- Chuyên gia mạo hiểm cho tay mình vào bể cá mút đá háu đói, bất ngờ xảy ra sau đó!
- Rắn hổ mang bị 5 chó nhà cắn xé tơi bời mà vẫn thoát chết thần kỳ
- Gà mẹ xả thân tử chiến rắn hổ mang chúa bảo vệ con và cái kết xứng đáng