"Ca sĩ Opera đại dương" giúp con người giao tiếp với người ngoài hành tinh
Giao tiếp với một ngôn ngữ xa lạ không phải là điều dễ dàng, đặc biệt với một nền văn minh ngoài Trái đất. Loài cá voi lưng gù có thể phần nào giúp chúng ta làm được điều này.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Trí tuệ Ngoài Trái đất (SETI) đang mong muốn tìm ra giải pháp giao tiếp giữa chúng ta với người ngoài hành tinh, ngay trước khi con người tìm ra nền văn minh khác.
Cuộc trò chuyện với cá voi lưng gù
Cá voi lưng gù được mệnh danh là "Ca sĩ Opera ngoài đại dương", chúng cực kỳ thông minh, giao tiếp với nhau thông qua những tiếng kêu và bài hát phức tạp.
Ngôn ngữ của cá voi lưng gù có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu tín hiệu giao tiếp với người ngoài hành tinh. (Ảnh minh họa: Futura Science).
Do đó, giới khoa học coi loài động vật này là cơ hội duy nhất để nghiên cứu liên quan đến khả năng giao tiếp giữa chúng ta với các loài "không phải con người".
Nhóm nghiên cứu đã đến khu vực sinh sống của một con cá voi lưng gù, tên là Twain (38 tuổi) nhằm thí nghiệm việc con người có thể giao tiếp thành công với nó bằng ngôn ngữ của loài động vật này hay không.
Họ đã phát ra tín hiệu tiếng gọi liên lạc trên vùng biển rộng, bằng cách sử dụng loa phóng thanh dưới nước.
Kết quả cho thấy đáng kinh ngạc, không chỉ con cá voi Twain đến gần mà ngay cả đồng loại của nó cũng nhanh chóng tham gia vào một "cuộc trò chuyện" với các nhà khoa học.
Theo nhóm nghiên cứu, việc phát ra các tín hiệu ở những khoảng thời gian khác nhau là một dấu hiệu cho thấy mức độ hiểu biết và tương tác cao của cá voi lưng gù với tín hiệu từ con người phát ra.
Từ cá voi lưng gù đến người ngoài hành tinh
Nghiên cứu trên đã đề cập đến cuộc trao đổi giao tiếp đầu tiên từ việc phát tín hiệu giữa con người và cá voi lưng gù bằng ngôn ngữ của loài động vật này.
Dù tín hiệu mà các nhà khoa học phát ra rất hạn chế, chỉ bằng một âm thanh có nghĩa "xin chào" và họ lặp lại điều này sau 20 phút, khi những con cá voi di chuyển sang nơi khác.
Song chúng đều tương tác với các nhà khoa học, mang lại nhiều ý tưởng mới cho nhóm nghiên cứu.
Điều này có thể sẽ giúp các nhà khoa học thành công trong việc phát triển một số loại bộ lọc (sử dụng cho các tín hiệu ngoài Trái đất), bằng việc áp dụng lý thuyết thông tin để nhóm nghiên cứu xác định các cấu trúc và dịch các thông điệp mà chúng ta nhận được.
- Có thể bạn chưa biết: Cá voi lưng gù tiêu thụ hơn 18.000 tấn thức ăn mỗi ngày
- Thấy cá voi nổi trên biển, người đàn ông lại gần mới giật mình vì cảnh tượng hãi hùng
- Phát hiện con cá voi lưng gù bạch tạng cực hiếm ở Australia