Cá thối dùng để nghiên cứu hóa thạch
Bằng cách quan sát những con cá khi chúng đang mục rữa, các nhà khoa học đã phát hiện những khuôn mẫu có thể làm sáng tỏ một số hóa thạch quan trọng và cổ xưa nhất.
Sinh vật hải dương chính là những sinh vật sớm nhất xuất hiện trên trái đất, chúng chỉ có dây sống chứ không có bộ xương. Trong một vài trường hợp đặc biệt, chúng vẫn hóa thạch và được bảo tồn. Nhưng tất cả những gì sót lại trong những hóa thạch chỉ là những mô mềm không định hình.
Điều các nhà nghiên cứu muốn tìm ra đó là chính xác sự thay đổi của những động vật này sau khi chúng chết và trước khi chúng hóa thạch.
Nghiên cứu “nặng mùi” với những con cá đang thối rữa này tiết lộ cách thức những sinh vật hải dương nguyên thủy thay đổi khi chúng phân hủy. Và dựa vào những mô thức thối rữa này, các nhà khoa học có thể tái hiện lại những sinh vật hải dương thuở khai sinh.
Nghiên cứu này được xuất bản trên tờ báo Nature.
TS Rod Sansom của ĐH Leicester, Anh - người đứng đầu nghiên cứu cho biết việc kiểm tra hóa thạch tương tự phân tích biện luận - sắp đặt cùng nhau những giả thuyết khoa học về những gì đã từng xảy ra trong quá khứ. Chỉ khác với biện luận ở chỗ, chúng ta đang xử lí cuộc sống cách đây hàng triệu năm.
TS Mark Purnell cho biết các nhà khoa học đã tiến hành những thí nghiệm rất… khó chịu. Ông và đồng nghiệp đã nghiên cứu một vài động vật biển có xương sống nguyên thủy, bao gồm cá mút đá. Họ cũng kiểm tra một vài họ hàng gần của động vật có xương sống.
Các nhà khoa học đặt những sinh vật chết trong hộp chứa sạch và quan sát sự thay đổi của mỗi sinh vật khi nó chết. Nhiều đặc trưng riêng biệt - một vài trong số đó các nhà sinh học dùng để xác định hóa thạch, như hình dạng bắp thịt - đã biến đổi bản chất khi thối rữa.
Lần theo những thay đổi này, các nhà khoa học có thể hình thành mô thức biến đổi để làm sáng tỏ hình hài của sinh vật biển cổ đại. Điều này cần thiết để có thể xếp sinh vật vào đúng vị trí trong cây đời sống.
Ông kết luận, mặc dù công việc này không khiến ai hứng thú nhưng rất đáng để các nhà khoa học nỗ lực.