Các cách làm sạch răng không dùng bàn chải và kem đánh răng: lợi hại ra sao?

Phần lớn người sử dụng bàn chải, kem đánh răng và chỉ nha khoa để làm sạch răng, nhưng nhiều nơi trên thế giới lại không sử dụng chúng. Nhiều địa phương tại những nước đang phát triển vẫn sử dụng những kỹ thuật truyền thống để làm sạch răng. Có những kỹ thuật được cho là hiệu quả còn tốt hơn các phương pháp khác.

Nhiều nơi tại Trung Đông, và một bộ phận Nam và Đông Nam Á sử dụng những que gỗ từ cây arak (được gọi là miswak) để làm sạch răng. Họ mài bông một đầu que, sau đó làm ướt bằng nước hoặc nước hoa hồng rồi chà xát lên răng. Thân cây arak có chứa hàm lượng lớn chất fluoride và các chất kháng khuẩn khác giúp ngăn ngừa sâu răng.

Ở các nền văn hóa khác nhau, người ta sử dụng những que gỗ từ các loại cây khác nhau, đặc biệt là loài cây có mùi thơm. Những "que nhai" này đã được sử dụng hàng nghìn năm. Lần đầu tiên chúng được tìm thấy là từ thời Babylon cổ đại (3500 năm trước công nguyên), đồng thời chúng cũng được tìm thấy ở Trung Quốc 1600 năm trước công nguyên.


Ở nhiều nơi, người ta sử dụng những que gỗ từ cây arak để làm sạch răng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng cành cây có tác dụng làm sạch răng tương tự như bàn chải đánh răng. Nhưng những cành cây không thể làm sạch khu vực kẽ răng và nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể làm hỏng nướu và mài mòn răng.

Ngón tay

Ở một số nơi, người ta dùng ngón tay chà xát nhiều chất khác nhau lên răng. Ví dụ như ở các nước Hồi giáo, người ta chà vỏ cây óc chó lên răng. Vỏ cây óc chó có đặc tính kháng khuẩn, do đó chúng được cho là có khả năng làm trắng răng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh khả năng này.

Một số nơi thuộc vùng nông thôn ở Ấn Độ, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ sử dụng bột gạch, bùn, muối hay tro để làm sạch răng. Mặc dù các nguyên liệu này có khả năng loại bỏ các vết bẩn và mảng bám trên răng, tuy nhiên chúng lại không chứa flouride và có tính mài mòn dẫn đến răng nhạy cảm và gây hại cho nướu.


Than cũng được cho là một loại bột làm sạch răng truyền thống.

Than cũng được cho là một loại bột làm sạch răng truyền thống, hiện nay chúng cũng được sử dụng khá rộng rãi. Một số loại kem đánh răng cũng như bàn chải đánh răng có chứa nguyên liệu này và các nghiên cứu cho thấy chúng có thể bám vào vi khuẩn và vô hiệu hóa nó.

Nhưng không phải bất cứ sản phẩm tự nhiên nào đều có thể sử dụng. Ví dụ như trầu cau và hạt cau thường được các nước Đông Nam Á sử dụng để làm sạch răng, tuy nhiên chúng lại làm ố răng và nướu. Nguy hiểm hơn là chúng làm tăng khả năng ung thư vòm họng.

Một phương pháp làm sạch răng khác không dùng bàn chải và kem đánh răng đó là một phương pháp Ayurvedic cổ đại sử dụng dầu. Phương pháp này sử dụng một lượng nhỏ dầu dừa, dầu vừng, hướng dương hay dầu ô liu để súc miệng khoảng 15 phút. Phương pháp này được cho là có thể làm sạch vi khuẩn hay các chất độc hại. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dùng dầu để súc miệng kết hợp đánh răng và chỉ nha khoa thường xuyên có thể giảm bệnh viêm nướu.

Các phương pháp hiện đại

Theo Tổ chức WTO, sâu răng và các bệnh về nướu (viêm nướu và viêm nha chu) là những căn bệnh răng miệng phổ biến nhất trên thế giới. Trong một vài trường hợp, những căn bệnh này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu chúng ta vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó, những người không có phương pháp vệ sinh răng miệng đúng đắn chiếm tỉ lệ lớn trong số người mắc các bệnh về răng miệng.

Ngày nay, các thiết bị vệ sinh răng miệng hiện đại được thiết kế để có thể làm sạch hiệu quả những khu vực khó tiếp cận, nhưng chỉ khi chúng được sử dụng đúng cách. Đồng thời, một số phương pháp bổ sung như súc miệng bằng dầu cũng có thể có những tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng của bạn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất