Các cụm ong mật vượt qua việc bị gió thổi bằng cách nào?
Theo một nghiên cứu mới, ong mật làm tổ trên cây có thể điều chỉnh vị trí của mình để giữ bầy ong cùng nhau khi bị gió thổi.
Một cơn gió mạnh không thể nào làm rơi một cụm ong mật, và giờ các nhà khoa học đang bắt đầu hiểu được lí do.
Theo một nghiên cứu mới, khi tìm kiếm một tổ ấm mới, ong thường quây thành bầy trên các nhánh cây hoặc các bề mặt khác, tạo thành những cụm lớn treo lơ lửng giúp loài côn trùng này an toàn khỏi những các yếu tố khác. Để giữ vững tổ này, mỗi con ong mật sẽ thay đổi vị trí của mình, điều chỉnh nhỏ hình dạng của bầy ong dựa trên các lực bên ngoài. Việc đó có thể giúp bầy ong đối phó với những sự quấy rầy như gió rung cành cây.
Lũ ong di chuyển hướng lên trên, san phẳng cụm và làm giảm sự đung đưa.
Một đội các nhà khoa học đã tạo một cái bệ có thể di chuyển với một con ong chúa bị nhốt ở trung tâm, xung quanh là ong mật tụm lại thành một cụm lơ lửng. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Nature Physics hôm 17/9, khi rung bệ qua lại, lũ ong di chuyển hướng lên trên, san phẳng cụm và làm giảm sự đung đưa.
Các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng, có lẽ loài côn trùng này di chuyển dựa trên độ giãn – mỗi con ong bị kéo ra khỏi những con bên cạnh mình bao xa khi bầy ong đu đưa. Nên các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô phỏng máy tính của một bầy ong để xác định lũ ong quyết định di chuyển đi đâu bằng cách nào.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, khi bầy ong mô phỏng được lập trình để di chuyển về những chỗ có độ giãn lớn hơn, sự mô phỏng tái tạo sự san phẳng đã quan sát được của bầy ong. Khi một con ong di chuyển đến nơi có độ giãn lớn hơn, nó phải chịu nhiều áp lực hơn. Nên bằng cách hi sinh “một người vì mọi người”, lũ ong có thể đảm bảo cụm có thể giữ nguyên vị trí.