Các loài vật có thể mất mạng vì cơn đau đẻ

Chim Kiwi, nhím hay linh cẩu đốm gặp rất nhiều đau đớn trong quá trình sinh sản, thậm chí phải bỏ mạng.

Hãy tưởng tượng một người phụ nữ hạ sinh đứa trẻ nặng 24 pound (~ 11kg), nặng gấp 3 lần khối lượng trung bình của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đây là điều bình thường ở chim Kiwi.

Chim Kiwi cái thường đẻ một quả trứng nặng bằng 1/5 trọng lượng cơ thể. Chúng là loài chim đẻ trứng to nhất nếu xét theo tỷ trọng cơ thể.


Chim Kiwi cái thường đẻ một quả trứng nặng bằng 1/5 trọng lượng cơ thể.

Việc sinh sản của thằn lằn Tiliqua rugosa cũng “vất vả” không kém. Chúng chỉ sinh một hoặc hai con mỗi lần. Tuy nhiên, thằn lằn con mới sinh có thể nặng bằng 1/3 trọng lượng cơ thể thằn lằn mẹ. Điều này giống như một người phụ nữ sinh ra một đứa trẻ 7 tuổi.

Ở một số loài, con non không có kích thước lớn nhưng quá trình sinh sản vẫn rất khó khăn, ví dụ như loài nhím.

Lớp lông (gai) sắc nhọn giúp bảo vệ chúng trước kẻ săn mồi nhưng điều này đôi khi lại gây nguy hiểm cho nhím mẹ.

Khác với hầu hết các loài động vật thuộc bộ gặm nhấm thường không có lông khi mới sinh. Nhím con (porcupette) khi sinh ra đã có lớp lông đầy đủ.

Thông thường, chúng không gây ra vấn đề đối với nhím mẹ vì lông nhím con thường mềm khi mới sinh và cứng dần lên sau một vài tiếng. Tuy nhiên, biến chứng có thể xảy ra. Nhím con đôi khi được sinh ngược (phần đuôi ra trước) khi đó, những sợi lông mềm vẫn có thể cắm vào đường dẫn sinh (birth canal).

Nhắc tới đường dẫn sinh, linh cẩu đốm là một trường hợp rất đặc biệt. Con cái có cơ quan sinh dục ngoài trông giống như dương vật ở con đực được gọi là dương vật giả (pseudo-penis). Linh cẩu cái sinh con qua dương vật giả và bộ phận này có thể bị rách trong quá trình sinh sản. Điều này không chỉ gây đau đớn mà thậm chí có thể lấy đi tính mạng của linh cẩu mẹ.

Trên thực tế, khoảng 15% linh cẩu cái chết trong lần đầu tiên sinh con.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất