Các nhà khoa học công bố phát hiện mới về người Neanderthal

Kết quả một nghiên cứu mới đăng trên Proceedings của Viện Hàn Lâm Khoa học Mỹ cho thấy người tiền sử Neanderthal có dáng đi khá tương đồng với con người hiện đại.

Kết quả một nghiên cứu mới đăng trên Proceedings của Viện Hàn Lâm Khoa học Mỹ cho thấy người tiền sử Neanderthal có dáng đi khá tương đồng với con người hiện đại, chứ không phải có tư thế xấu và không thể đi thẳng lưng như các nghiên cứu trước đó đã kết luận.


Người Neanderthal.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) tái tạo các hình ảnh ảo của người Neanderthal thông qua các hóa thạch xương chậu và xương sống của giống người này, vốn được bảo quản rất tốt tại Pháp.

Những hình ảnh vi tính chỉ ra rằng người Neanderthals có vị trí xương cụt, vùng thắt lưng cong và vùng cổ giống với con người hiện đại.

Theo các nhà nghiên cứu, độ cong của cột sống thậm chí còn có thể quan sát rõ hơn khi ghép các đốt sống thắt lưng và các cổ tử cung riêng lẻ. Ngoài ra, các vết mòn ở khớp hông của bộ xương cho thấy người Neanderthal đã có thể bước đi thẳng lưng.

Người Neanderthal nguyên thủy sống ở châu Âu và Trung Á sớm nhất cách đây khoảng 350.000-600.000 năm.

Giống người này sống chủ yếu dựa vào săn bắt và hái lượm. Người Neanderthal "đột ngột biến mất" sau khi người hiện đại bắt đầu xuất hiện tại lục địa Âu Á.

Kể từ khi phát hiện di cốt hóa thạch của Neanderthal, vị trí của giống người này trong cây phả hệ của loài người và mối quan hệ giữa người Neanderthal và người hiện đại luôn là các chủ đề tranh luận sôi nổi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất