Các nhà khoa học rải vi khuẩn lên bom của Đức Quốc xã chìm dưới biển

Dưới đáy biển Baltic đang ẩn dấu nguồn đạn dược đang rỉ sét, đủ để hủy diệt dân số của một số thành phố lớn. Trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đồng minh đã thả khoảng hai triệu tấn đạn pháo, lựu đạn, mìn và vũ khí hóa học ngoài khơi bờ biển Đức và Scandinavia, được sản xuất tại kho vũ khí của Hitler, The Times viết.

Dần dần, vỏ kim loại của những vũ khí này bị xói mòn, và hàm lượng chất gây ung thư độc hại của chúng thấm ra ngoài, đầu độc sinh vật biển và rửa trôi trên các bãi biển. Hơn nữa, sự tích tụ chất nổ này đe dọa đội tàu buôn, nhà máy điện gió ven biển và đường cáp liên lạc ngầm dưới biển, được đặt ngầm dưới lòng biển của một trong những  khu kinh tế hoạt động tích cực nhất ở Châu Âu, tờ báo lưu ý.


Để làm sạch nước biển khỏi "hóa chất nguy hiểm nhất", họ muốn sử dụng các chủng vi khuẩn, có thể tiêu hủy chất trotyl.

Nhưng, theo The Times, nhóm các nhà khoa học Đức đưa ra một giải pháp không tiêu chuẩn cho vấn đề này. Để làm sạch nước biển  khỏi "hóa chất nguy hiểm nhất", họ muốn sử dụng các chủng vi khuẩn, có thể  tiêu hủy chất trotyl. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch che phủ đạn dược bằng lưới màng được ngâm trong hàng triệu vi khuẩn có khả năng phân hủy các hợp chất độc hại thành carbon dioxide và nước an toàn.

Các thử nghiệm trên đất liền đã chỉ ra rằng một số chủng vi khuẩn hoàn toàn có thể đối phó với việc vô hiệu các thiết bị nổ. Vấn đề khó khăn là để đạt được hiệu quả tương tự dưới đáy biển.

Edmund Maser, giáo sư độc chất học tại Đại học Kiel, dẫn đầu một nhóm thành viên hy vọng sử dụng vi khuẩn được cải thiện thông qua kỹ thuật di truyền để xử lý chất nổ dưới nước.

"Nếu phương pháp này hoạt động, thì ngay cả nồng độ dẫn xuất TNT nhỏ nhất cũng có thể được tách khỏi hệ sinh thái biển" - nhà khoa học nói.

Hans-Joachim Grote, người đứng đầu Bộ Nội vụ  bang Schleswig-Holstein, ngoài khơi  khu vực này có một trong những bãi chứa vũ khí lớn nhất, đang kêu gọi một chiến dịch quốc gia để giải quyết vấn đề này, trước khi quá muộn. Viện dẫn ý kiến tham vấn của giới chuyên môn, chính trị gia tuyên bố rằng Đức không còn quá 20 năm để xử lý đạn dược chìm trong lòng biển.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất