Các nhà khoa học tạo ra loại khẩu trang mới, gần như trong suốt nhưng vẫn an toàn cho người dùng
Khi việc đeo khẩu trang đang trở thành một điều bình thường mới trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu tại École polytechnique fédérale de Lausanne (EPFL) và Empa của Thụy Sỹ đã tìm ra một giải pháp cho một trong những thách thức lớn nhất của việc đeo khẩu trang là một phần khuôn mặt bị che kín. Với giải pháp này, loại khẩu trang mới giờ đây sẽ trở nên trong suốt và không còn che kín khuôn mặt và miệng của người đeo nữa.
Cho dù việc đeo khẩu trang đã trở nên cần thiết trong lúc đại dịch như hiện nay, nó cũng có nhiều bất tiện với người dùng. Ngay cả các khẩu trang mỏng nhất cũng khá nóng, không thoải mái và thường làm méo tiếng, làm ai đó sẽ gặp khó khăn nếu muốn sử dụng trợ lý ảo trên điện thoại.
Vật liệu này bảo vệ tốt người dùng dù gần như trong suốt và hít thở dễ dàng hơn.
Hơn hết việc một phần khuôn mặt bị khẩu trang che kín sẽ làm các y tá khó có thể biểu lộ sự thông cảm của mình đối với bệnh nhân thông qua biểu cảm khuôn mặt, cũng như hạn chế khả năng giao tiếp, đặc biệt đối với những người có các hạn chế về khả năng nghe.
Vì vậy trong một vài tháng qua, một vài nguyên mẫu về loại khẩu trang nhìn xuyên thấu đã xuất hiện trên internet, nhưng các thiết kế này thường thay thế một phần tấm vải khẩu trang bằng các tấm nhựa trong suốt. Dù vậy, nó lại làm giảm khả năng thở và thường bị hơi thở người đeo làm mờ đi, khiến giải pháp này trở nên vô dụng.
Trong khi đó các nhà nghiên cứu từ trường EPFL và phòng thí nghiệm EMPA (phòng thí nghiệm về Khoa học và Công nghệ Vật liệu Thụy Sĩ) đã dành 2 năm qua để phát triển một vật liệu thay thế tốt hơn, khi nó vẫn bảo vệ tốt người dùng dù gần như trong suốt và hít thở dễ dàng hơn.
Các nỗ lực của họ đã tạo nên loại khẩu trang HelloMask, được làm từ các vật liệu sinh học hữu cơ. Vì vậy bên cạnh tính năng gần như trong suốt, chúng còn có thể được tái chế và phân hủy sinh học sau khi ngừng sử dụng.
Loại khẩu trang mới này không còn che kín khuôn mặt và miệng của người đeo nữa.
Để sản xuất được loại vật liệu mới này, các nhà khoa học sử dụng một quy trình sản xuất được gọi là electrospinning hay quay điện hóa, nhằm kéo ra các sợi dung dịch polymer siêu mỏng bằng lực hút tĩnh điện. Từ các sợi polymer này, các nhà nghiên cứu dệt nó thành các tấm với khoảng cách giữa các sợi chỉ khoảng 100nm, tương đương với khẩu trang dùng một lần thông thường. Do vậy, nó vẫn cho phép không khí đi qua nhưng lại chặn được vi khuẩn và virus.
Các nhà nghiên cứu dệt nó thành các tấm với khoảng cách giữa các sợi chỉ khoảng 100nm.
Quan trọng hơn, thiết kế khẩu trang mới không còn là một dự án nghiên cứu nữa. Nhóm nghiên cứu đã thành lập một startup để tiếp thị công nghệ mình tạo ra và hiện đang trong quá trình phát triển quy trình cần thiết để sản xuất hàng loạt loại khẩu trang trong suốt này. Họ lạc quan rằng, loại khẩu trang mới sẽ ra mắt vào đầu năm 2021. Ban đầu nó sẽ dành cho các nhân viên y tá và bác sĩ, và khi khả năng sản xuất gia tăng, họ có thể cung ứng rộng rãi cho công chúng.
- Nhật Bản phát minh ra khẩu trang có thể chống lại Covid-19 trong khi bơi
- Quái vật Kraken có thật?
- 6 thói quen làm nên sự khác biệt giữa chúng ta và người giàu