Các nhà khoa học tạo ra một dạng băng kì lạ… “nóng” hàng nghìn độ C
Khó tin nhưng các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của băng nóng “siêu phàm” - nước đóng băng nhưng lại có thể duy trì ở nhiệt độ nóng hàng nghìn độ C.
Dạng băng kỳ quái này có thể là do áp lực rất lớn và những phát hiện của thí nghiệm có thể làm sáng tỏ cấu trúc bên trong của các hành tinh băng khổng lồ như Thiên vương tinh và Hải vương tinh.
Các nhà khoa học vừa tạo ra một loại băng kỳ lạ.
Trên bề mặt Trái Đất, các điểm nhiệt độ sôi và đóng băng của nước chỉ khác nhau một chút, thường là nước sẽ sôi khi nhiệt độ đủ nóng và đóng băng khi trời lạnh.
Tuy nhiên, trong môi trường chân không vũ trụ, nước không thể tồn tại ở dạng lỏng. Nó ngay lập tức sôi lên và bốc hơi ngay cả ở -270 độ C trước khi biến thành các tinh thể băng.
Trong môi trường áp suất cực cao, điều ngược lại sẽ xảy ra đó là nước đông đặc lại, ngay cả ở nhiệt độ cực cao. Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore đã trực tiếp quan sát điều này lần đầu tiên gần đây.
Họ đã tạo ra Ice VII, dạng băng kết tinh trên 30.000 lần áp suất khí quyển của Trái Đất, còn được gọi là băng siêu âm.
Kết quả này cho thấy manh mối về cách sao Hải Vương và sao Thiên Vương có thể có từ trường kỳ lạ với góc nghiêng ở những góc độ kỳ quái và với các đường xích đạo không bao quanh hành tinh.
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu cho thấy những hành tinh này có thể có lớp phủ rắn, giống như Trái Đất, nhưng được làm bằng băng siêu âm siêu nóng thay vì đá nóng. Vì băng siêu âm có tính dẫn điện cao, điều này có thể ảnh hưởng đến từ trường của các hành tinh.