Các quốc gia đã làm gì để đối phó với sóng thần?
Đối với các trận sóng thần thì bất cứ sự chuẩn bị nào, mỗi giây phút đều rất quan trọng. Chỉ đơn giản là một cuộc điện thoại mà có thể cứu được hàng trăm mạng người.
Sáng sớm ngày 29/9, trận động đất ở đáy Thái Bình Dương đã gây ra những cơn sóng lớn phá hủy các quần đảo Samoa American Samoa khiến 11 người thiệt mạng, phá hủy các làng mạc và san phẳng rất nhiều ngôi nhà. Trận động đất xảy ra lúc 6 giờ 48 phút theo giờ địa phương, với cường độ 8.3 richter. 7 giờ 04 phút sáng, báo động từ Hệ thống cảnh báo sóng thần, một mạng lưới cảm biến toàn cầu do các nhà khoa học quản lý, được đưa ra. Khoảng 10 phút sau, các đợt sóng thần cao gần 15 feet đã ập vào đất liền. Các quốc gia đã chuẩn bị như thế nào để đối phó với sóng thần?
Những thiệt hại mà trận động đất gây ra còn tồi tệ hơn thế. Ông Laura Kong, Giám đốc Trung tâm thông tin sóng thần quốc tế tại Hawaii cho hay Samoa nhờ có sự chuẩn bị này đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người trong vụ thiên tai tuần trước.
|
Đối với các trận sóng thần thì bất cứ sự chuẩn bị nào, mỗi giây phút đều rất quan trọng. Năm 2004, một trận động đất ngoài khơi Indonesia đã gây ra những đợt sóng thần liên tiếp tại Ấn Độ Dương, làm chết hơn 230.000 người. Trong khi Thái Bình Dương có hệ thống cảnh báo sóng thần được lắp đặt từ năm 1965, thì chỉ sau khi sự việc diễn ra, các quốc gia ở Ấn Độ Dương mới lắp đặt một hệ thống cho riêng mình. Ông Kong cho biết, thảm họa năm 2004 nằm trong số khoảng 95% các đợt sóng thần cục bộ ập đến chỉ sau 1 giờ trận động đất diễn ra. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi như thế, mọi người không thể có những phản ứng kịp thời, ngay cả khi họ đã nhận thức được mối nguy hiểm sắp đến
Hệ thống cảnh báo sóng thần ở Thái Bình Dương phối hợp hoạt động với các trung tâm kiểm tra ở Nhật, Alaska và Hawaii - nơi là trụ sở của trung tâm này. Hệ thống này sử dụng các thông tin về động đất từ các trạm địa chấn - là một phần của Mạng lưới địa chấn toàn cầu do Mỹ quản lý. Tổ chức khoa học và Điều tra địa lý quốc gia của Mỹ với nguồn tài chính, dữ liệu và công cụ do các quốc gia trên toàn thế giới đóng góp.
Ông Kong cũng cho biết thêm chính các trung tâm này có thể tiêu tốn hàng trăm triệu đô la chỉ để lắp đặt với số tiền từ các quốc gia hỗ trợ cũng như từ những tổ chức như Hội Chữ thập đỏ và Liên Hiệp Quốc. Một khi động đất xảy ra, hệ thống này ngay lập tức phân tích vị trí và cường độ của trận động đất. Nếu trận động đất có các thông số phù hợp với những điều kiện tương tự gây ra sóng thần thì họ sẽ đưa ra cảnh báo đối với những quốc gia nằm trong vòng nguy hiểm.
Tuy nhiên, một khi cảnh báo được gửi tới các chính quyền địa phương thì sự an toàn của người dân còn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển có thể thiếu hệ thống liên lạc để tiếp nhận những cảnh báo này một cách hiệu quả nhất. Ông Kong cho biết một vài quốc gia đã có cơ sở hạ tầng tốt, tuy nhiên một vài nước đang phát triển khác thì vẫn chưa có điều này
Ông Brian Carlson, Giám đốc IT phụ trách các vấn đề khẩn cấp và nhân đạo của tổ chức World Vision đang tiến hành các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng vốn đã trong tình trạng báo động của các nước này.
Ông Carlson, người đã đến Ấn Độ ngay sau trận sóng thần năm 2004, cho hay, ông để ý thấy 2 khu dân cư chỉ cách nhau vài dặm - một nơi thì nhiều người sống sót còn những nơi khác thì bị phá hủy hoàn toàn. Lý do là cái ngôi làng có nhiều người sống sót đã được một người Singapore cảnh báo chỉ đơn giản bằng một cuộc điện thoại sau khi anh này nhìn thấy cảnh báo nguy cơ sóng thần trên truyền hình. Ông nói: “Chỉ đơn giản là một cuộc điện thoại mà đã cứu sống được hàng trăm mạng người".