Các thái giám trong cung thường cầm theo một cây phất trần - Công dụng của nó là gì?
Cây phất trần được làm từ lông thú hoặc sợi đay vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một pháp khí của các tăng sĩ xưa. Đây được xem như là vật bất ly thân của các tăng sĩ, mang ý nghĩa bảo vệ sự bình an.
Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, cây phất trần trở thành pháp khí được các quan và thái giám trong cung cầm trên tay với mục đích khai sáng, thứ "vũ khí đặc biệt" để xua đuổi tà ma, điều xui xẻo và mang lại sự may mắn.
Bên cạnh đó, các thái giám còn sử dụng cây phất trần này thể phủi bụi bẩn, vệ sinh đồ đạc ở những địa điểm hoàng thượng sắp ghé qua. Nếu trên người hoàng thượng có vết bẩn hay bụi, thái giám cũng chỉ được dùng cây phất trần chứ không được tự ý dùng tay để làm sạch.
Sau này vì tính năng và độ thông dụng, cây phất trần được dùng làm chiếc roi phạt những ai vi phạm phép tắc trong cung và được sử dụng trong cả các gia đình thường dân. Trong mỗi gia đình, nếu có người không giữ gìn phép tắc gia quy cũng sẽ dùng phất trần để trị tội.