Các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa
Những vị thuốc kích thích tiêu hóa là cây, lá có sẵn trong vườn nhà. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, các loại cây thuốc này có thể giúp lấy lại được cảm giác dễ chịu.
*: Là vỏ phơi khô của quả quýt chín, họ cam. Có người dùng cả vỏ một số loại cam nhưng đó không phải là trần bì, thường các bà nội trợ giữ lại vỏ quýt sau khi ăn đem treo lên giàn bếp cho đến khi khô quắt lại. Trần bì càng để lâu càng tốt.
Theo Đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm vào hai kinh tỳ và phế có tác dụng hành khí hòa vị, cầm nôn mửa. Thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy. Ngoài ra, còn có công dụng trừ đờm, cầm ho. Cách sử dụng cũng rất đơn giản: xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15-20 phút có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.
Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng: Trần bì 5 g; hoắc hương 8g; gừng sống 3 miếng. Các vị trên sắc lấy nước uống.
Chữa ho, mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, thêm đường cho vừa ngọt, uống dần trong ngày.
* :
Riềng là món gia vị không thể thiếu được trong một số món ăn, đặc biệt là các món mắm tôm, tép, thịt chó. Riềng có vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy bụng, đau bụng lạnh bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, trúng hàn nôn mửa, có khi nhai để chữa đau răng.
Đơn thuốc có dùng riềng:
Điều trị đau thượng vị, đau do loét dạ dày - tá tràng: Riềng và hương phụ (củ gấu) mỗi thứ 60g, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi ngày dùng 9g chia 3 lần.
Chữa đau bụng nôn mửa: Gừng 8g; đại táo 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
* :
Là quả phơi khô của các cây thuộc họ cam quýt. Chỉ thực là quả hái vào lức còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, chỉ xác thường to hơn chỉ thực và được bổ đôi để phơi cho chóng khô.
Chỉ thực và chỉ xác đều là những vị thuốc thông dụng trong Đông y, có vị đắng, tính chua, hơi hàn vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa trướng bụng, lợi tiểu, chữa chứng ra mồ hôi...
Chữa trẻ em đi lỵ, ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô, tán nhỏ, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 3g.
Bài thuốc chỉ truật thang: Dùng trong các trường hợp dạ dày và gan kém hoạt động, không đại tiện được: chỉ thực 20g; bạch truật 6g; nước 600ml. Tất cả đem sắc cho đến khi chỉ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Người ta còn dùng chỉ thực, chỉ xác chữa ho hen, long đờm.
* :
Thường được dùng hằng ngày cùng các loại rau thơm khác trong đĩa rau sống. Tía tô có vị cay, tính ấm vào hai kinh phế và tỳ. Tía tô là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, còn có tác dụng giải độc khi ăn cua, cá bị ngộ độc. Khi thu hái tía tô nên lưu ý phơi ở chỗ mát hoặc chỉ sấy nhẹ cho khô để tránh làm tinh dầu bay hơi.
Chữa trúng độc, đau bụng do ăn cua cá: Lá tía tô 10g; gừng 8g; cam thảo 4g; nước 600ml. Tất cả đem sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn đang nóng.
* :
Quả mùi là vị thuốc được dùng trong Đông y và Tây y. Quả mùi có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, long đờm, làm thuốc tiêu cơm, thông khí bụng dưới, kích thích tiêu hóa...
Chữa ho, ít sữa, giúp tiêu hóa: Mỗi ngày dùng 4 - 10g quả mùi hoặc 10-20g lá cây tươi sắc lấy nước uống hay ngâm rượu.
Chữa sởi: Trong dân gian hay dùng rau mùi trong trường hợp trẻ em bị sởi mà chậm mọc. Lấy một nắm lá mùi tươi khoảng 50g sắc với 500ml nước cho sôi, để nguội bớt rồi dùng khăn thấm ướt, lau toàn thân cho trẻ. Có thể dùng thêm 10 - 12g hạt mùi sắc cho trẻ uống hoặc giã nhỏ một nắm hạt mùi khô, thêm ít rượu đun nóng, rồi gói vào vải thưa, xát lên người cho trẻ.
Chữa trướng bụng đầy hơi: Dùng rau mùi giúp trung tiện dễ dàng trong trường hợp đầy hơi, trướng bụng và giúp ăn ngon miệng hơn.
Điều trị tiêu chảy: Dùng hạt mùi khoảng 8g trong 1 ngày, sao lên cho thơm, rồi uống với nước.