Cách chọn bánh trung thu đảm bảo an toàn thực phẩm

Tết Trung thu đang đến gần, mỗi nhà không không thể thiếu những chiếc bánh bánh nướng, bánh dẻo. Tuy nhiên, hiện nay có rất hiều loại bánh làm giả, làm nhái không đảm bảo vệ sinh. Vậy làm thế nào để lựa chọn bánh Trung thu để đảm bảo sức khỏe của gia đình bạn?

  • Bí quyết để ăn đồ nướng khỏe và an toàn
  • 5 dấu hiệu đặc trưng để nhận biết nhãn lồng Hưng Yên xịn
  • Cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn

Để chuẩn bị làm ra chiếc bánh cần rất nhiều loại nguyên liệu thực phẩm từ các loại bột, thịt tươi sống và các sản phẩm từ thịt, các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (chất tạo mầu, chất bảo quản, chất chống mốc), các loại bao gói bánh. Đặc biệt được chế biến bằng các công nghệ khác nhau từ thủ công đến dây chuyền công nghiệp ở nhà máy hay ngay tại hộ gia đình.


Bánh trung thu không bảo quản dài được (hạn sử dụng chỉ 1 - 2 tháng).

Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (nấm mốc, nấm men, tụ cầu, tả, lỵ, thương hàn, ký sinh trùng..), ô nhiễm hóa chất độc hại (chất tăng trọng, kháng sinh cấm, chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật, chất tạo mầu cấm sử dụng, hóa chất sử dụng làm phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, những hóa chất độc hại do sản phẩm quá hạn sử dụng, sản phẩm biến đổi chất lượng do bảo quản không đúng yêu cầu...). Rồi điều kiện vệ sinh nơi chế biến, dụng cụ chế biến, dụng cụ bảo quản bánh, bàn tay của người chế biến, người ăn đều có nguy cơ chứa đựng các “tác nhân” gây ô nhiễm bánh.

Bánh trung thu không bảo quản dài được (hạn sử dụng chỉ 1 - 2 tháng), thời gian Tết trung thu rất ngắn, nhu cầu tiêu dùng của người dân tập trung gia tăng đột biến nhiều khi vượt quá cả năng lực sản xuất... nhưng vì "lợi nhuận" nhiều nhà sản xuất, kinh doanh bất chấp các quy định an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu để sản xuất, khai thác nguồn hàng để kinh doanh.

Hậu quả cuối cùng của việc không bảo đảm an toàn thực phẩm của một công đoạn hay nhiều công đoạn làm bánh là làm cho bánh bị ô nhiễm có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho người ăn.

Do vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thị trường bánh trung thu, người tiêu dùng là một nhân tố quan trọng có tính quyết định. Mỗi người tiêu dùng hãy trở thành “Người tiêu dùng thông thái”: biết cách chọn mua bánh Trung thu và sử dụng bánh Trung thu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.


Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế. (Ảnh minh họa).

Cách lựa chọn bánh Trung thu

Theo Cục An toàn thực phẩm, bánh Trung thu ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không bị vụn. Nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có tên tuổi đã có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan y tế và phải xem xét kỹ nhãn mác của bánh phải ghi đầy đủ ngày sản xuất, thời hạn sử dụng.

Bánh Trung thu để lâu hoặc ở môi trường nóng, ẩm rất dễ bị mốc, hư hỏng nên cũng phải kiểm tra trước khi mua dù thời hạn sử dụng vẫn còn. Không mua, không sử dụng bánh trung thu không nhãn mác.

TS. Lâm Quốc Hùng - Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo chọn mua bánh Trung thu bảo đảm an toàn thực phẩm theo những tiêu chí sau:

Cách bảo quản và sử dụng bánh Trung thu

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất