Cách chữa viêm lợi tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

Viêm lợi không những gây đau đớn mà còn khiến hơi thở có mùi, tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các nguyên liệu tự nhiên. Cách chữa viêm lợi tại nhà không tốn kém nhưng lại khá hiệu quả nếu bạn bắt đầu điều trị sớm.

Một số trường hợp viêm lợi có thể tự khỏi nếu bạn có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải, nạo lưỡi và chỉ nha khoa. Nhưng trong một số trường hợp, bạn cần can thiệp bằng nước súc miệng.

Bạn có thể tham khảo các cách trị viêm lợi tại nhà bằng các loại nước súc miệng tự nhiên sau đây nhé!

1. Súc miệng bằng nước muối

Kết quả của một nghiên cứu năm 2016 cho thấy súc miệng bằng nước muối mang lại nhiều lợi ích và có thể giúp chữa lành viêm lợi. Muối là một chất khử trùng tự nhiên giúp lợi tự lành.

Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở.  

Cách thực hiện

Bạn có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

2. Súc miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.

Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.  

Cách thực hiện

Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.

3. Súc miệng bằng tinh dầu sả

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách thực hiện

Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.

4. Súc miệng bằng lô hội

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.

Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.  

Cách thực hiện

Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

5. Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể.

Cách thực hiện

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.

Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.

6. Súc miệng bằng gel nghệ

Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.

Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.

Cách thực hiện

Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.

7. Súc miệng bằng nước xô thơm

Các nghiên cứu năm 2015 cho thấy nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám răng.

Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng.

Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.

Cách thực hiện

Bạn có thể dùng dung dịch đun từ xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

8. Súc miệng bằng lá đinh hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra đinh hương có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Đinh hương có đặc tính kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau.

Cách thực hiện

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài. Những người bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.

9. Súc miệng bằng dầu Arimedadi

Dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.

Cách thực hiện

Lưu ý: Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.

10. Súc miệng bằng nước lá ổi

Từ lâu nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám.

Nước súc miệng lá ổi cũng giúp giảm viêm lợi, giảm đau và làm hơi thở thơm mát hơn.  

Cách làm:

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm lợi tại nhà

Như vậy, những cách súc miệng trên tuy đều là những nguyên liệu tự nhiên nhưng bạn vẫn nên lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và không được nuốt nước súc miệng. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng đầy đủ nhưng chứng viêm lợi vẫn không giảm thì hãy đi khám nha sĩ ngay nhé.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất