Cách duy trì sự sống của loài gặm nhấm độc nhất trên thế giới
Có một loài chuột châu Phi phải gặm cây độc để tự biến mình thành chất độc đối với những kẻ săn mồi.
Chuột mào (Lophiomys imhausi) tại miền Đông châu Phi, một loài gặm nhấm cỡ nhỏ, là loài động vật có vú duy nhất được biết đến là loài sử dụng thực vật độc để phòng thân.
Loài chuột Đông Phi lông dài, đuôi rậm trông giống như con lai giữa chồn hôi và nhím. Tuy nhiên, nó không phun bất kỳ loại hóa chất có mùi hôi nào cũng như bộ lông của nó không đủ sắc để đâm thủng da của một kẻ săn mồi đang đói.
Đây là loài sử dụng thực vật độc để phòng thân.
Để bảo vệ bản thân, loài gặm nhấm dũng cảm này đã ăn một loại cây độc mà những người thợ săn địa phương đã sử dụng hàng trăm năm để làm mũi tên độc. Chuột sẽ không ăn thực vật, mà sẽ gặm vỏ của cây độc sau đó bôi chất độc từ vỏ lên lông, tạo thành lớp giáp hóa học nhân tạo chống lại linh cẩu, chó hoang và bất kỳ động vật ăn thịt nào khác tấn công loài gặm nhấm này.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Mammalogy, chỉ cần một vài miligam độc tố được tìm thấy trên lông chuột cũng đủ giết chết một con người hoặc hạ gục một con voi. Vì vậy, người ta gọi loài chuột này là “loài gặm nhấm độc nhất trên thế giới”.
Có một số loài động vật có vú có nọc độc, chẳng hạn như thú mỏ vịt đực hoặc chuột chù đuôi ngắn Mỹ. Tuy nhiên, chuột (Lophiomys imhausi) là loài động vật có vú duy nhất có khả năng bảo vệ từ chất độc từ bên ngoài. Cụ thể, nó lấy chất độc từ Acokanthera schimperi, còn được gọi là cây “mũi tên độc” để bôi lên lông. Đây cũng là cách mà những người thợ săn sử dụng nước ép từ lá cây để tạo ra mũi tên của họ.
Hành vi này đã được người dân địa phương biết đến nhiều, nhưng chỉ gần đây nhà nghiên cứu do Sara Weinstein - một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Utah và Viện Smithsonian mới chính thức ghi nhận bộ lông độc của loài chuột có mào Đông Phi.
Weinstein và các đồng nghiệp đã ghi lại hành vi của 25 con chuột mào trong hơn 1.000 giờ bằng camera kích hoạt chuyển động. Họ đã quan sát thấy khoảng 10 con chuột đã nhai vỏ cây mũi tên độc và bôi lên long. Hành vi này dường như có chủ đích, loài gặm nhấm như biết rằng vỏ của mũi tên độc bảo vệ chúng.
- Tìm thấy hang khổng lồ "do quái vật đào" ở Brazil
- Tại sao Trung Quốc được mệnh danh là "thần đèn" trong việc di chuyển các tòa nhà hàng nghìn tấn?
- Sâu ban miêu gây ngộ độc nguy hiểm thế nào?