Cách phát hiện cơ thể bị nhiễm độc chì

Xét nghiệm máu cho biết cơ thể bạn bị nhiễm độc chì không; hàm lượng chì từ 40 đến dưới 69 mg/dl là nhiễm độc nhẹ, từ 70 đến 100 trung bình, trên 100 là nặng.

Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Nội tổng quát Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bộ môn Hồi sức cấp cứu chống độc Đại học Y Dược TP HCM, cho biết chì là kim loại nặng, độc tính mạnh, có khả năng tích lũy sinh học trong cơ thể, lâu dần sẽ gây bệnh. Kim loại này không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể phát hiện sự tồn tại của nó trong thực phẩm, chỉ khi kiếm nghiệm mới xác định được.

Chì có thể nhiễm vào nước, thức ăn, thực phẩm..., với lượng nhỏ trong ngưỡng quy định thì không gây hại bởi nó sẽ được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi. Tuy nhiên, sử dụng hàng ngày với hàm lượng chì vượt ngưỡng, lâu dần sẽ tích lũy, gây ngộ độc chì mạn, biểu hiện bởi tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, sốt và ảnh hưởng thần kinh.


Xét nghiệm máu cho bạn biết mình có bị nhiễm độc chì hay không. (Ảnh minh họa: Health).

Ngộ độc chì chia làm 2 nhóm. Thứ nhất là cấp tính gây tăng áp lực nội sọ, tổn thương não cấp, nơron thần kinh, triệu chứng thường gặp là nôn, lơ mơ, hôn mê, co giật. Thứ hai là mãn tính, độc tố tích lũy dần dần trong cơ thể. Trẻ càng nhỏ tác hại càng nặng và gây ra tình trạng rối loạn chức năng của nơron thần kinh. Bệnh nhi có thể bị kích thích tăng động, giảm thần kinh nhận thức, giảm trí thông minh (IQ). Ngộ độc chì được coi là ngộ độc báo động và được kiểm soát đặc biệt ở Mỹ.

Bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp cần đưa đến bệnh viện cấp cứu và dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu. Trường hợp ngộ độc mãn tính thì cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì từ trong đất, cát, vật liệu xây dựng, nguồn nước phải kiểm tra có bị nhiễm chì hay không, không để các bé tiếp xúc với pin. Trong khẩu phần dinh dưỡng cần bổ sung thêm sắt và canxi.

Tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì do Bộ Y tế ban hành nêu rõ: Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường là dưới 10mg /dl, nồng độ lý tưởng là 0. Con người có thể tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau như:


Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể.

Theo khuyến cáo, trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì, người dân có thể đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc chất này trong máu cũng như các xét nghiệm lâm sàng. Một người được chẩn đoán xác định nhiễm chì khi: Tiếp xúc với các nguồn có chì hoặc xuất hiện triệu chứng gợi ý, đồng thời xét nghiệm chì trong máu cao hơn 10mg/dl (tiêu chuẩn bắt buộc).

Cách xử lý khi bị ngộ độc chì

Điều trị ngộ độc chì cần thời gian, có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường gắn chặt ở xương.

  • Những bệnh thường gặp khi nhiễm độc chì
  • Kiểm tra đồ sứ bị nhiễm độc chì bằng dấm và nước
  • Nguyên nhân nhiễm độc chì và thuỷ ngân tiềm ẩn tại nhà

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất