Cách xử trí khi bị nhiễm độc acmoniac

Nếu khu vực nhiễm đầy khí acmoniac cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng hơn, cởi bỏ quần áo dính acmoniac; súc sạch miệng trong trường hợp lỡ nuốt phải khí độc...

Amoniac (NH3) nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt, amoniac có thể chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn không khí, hoặc lan ra trên mặt đất và những vùng thấp. Hầu hết nạn nhân ngộ độc amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da.

Amoniac có tính ăn mòn. Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian. NH3 nồng độ cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày.

Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các mô bị hoại tử, tế bào chết, hiện tượng sưng phù và phản ứng co cơ trơn đường hô hấp có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể bị thay thế bởi mô hạt và để lại di chứng bệnh phổi mạn tính về sau.


Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng. Nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày. (Ảnh minh họa).

Các bước xử trí khi bị nhiễm độc amoniac

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất