Cận cảnh điểm đen trên Mặt trời
Hình ảnh tuyệt mỹ này cho người ta cảm giác như đang nhìn một bông hoa hay một con mắt bí ẩn. Thực tế, đây là hình ảnh chi tiết nhất về điểm đen Mặt trời từng được biết đến. Và với đường kính lên đến 12.875 km, điểm đen này còn lớn hơn cả Trái đất mà chúng ta đang sinh sống.
Các nhà khoa học cho biết, tại trung tâm của điểm đen này, nhiệt độ lên tới 3.600 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ ở các vùng xung quanh còn lớn hơn nhiều, có thể lên đến 5.800 độ C.
Các khối dạng hạt hỗn loạn bao quanh viền ngoài của điểm đen này là do các khối khí nóng phun lên từ bên trong Mặt trời. Đường kính của mỗi một khối khí nóng như vậy lên tới 1.000 km.
Các hình dạng bất thường bao quanh vết đen của mặt trời được gọi là tạo hạt và được làm bằng khí nóng lên từ bên trong mặt trời.
Các nhà khoa học tin rằng, những cấu trúc từ tính giống như điểm đen mặt trời có tác dụng quan trọng để con người tìm hiểu về thời tiết không gian. Thời tiết không gian, chủ yếu bắt nguồn từ Mặt trời có gây ra những ảnh hưởng to lớn đến khí hậu cũng như môi trường của Trái đất.
Một cơn bão Mặt trời tồi tệ có thể phá hỏng toàn bộ mạng lưới điện và thông tin liên lạc, phá hủy các vệ tinh, thậm chí gây nguy cơ về bức xạ cho phi công, nhân viên và hành khách trên máy bay.
Tạp chí thiên văn học Ciel et l’ Espace đánh giá “đây là bức ảnh đẹp nhất và chi tiết nhất về điểm đen của Mặt trời dưới ánh sáng nhìn thấy”.
Giáo sư Philip R. Goodewill, thuộc Viện công nghệ New Jersey cho biết hình ảnh này được chụp bằng kính thiên văn Mặt trời mới (NST) đặt tại BBSO với khẩu độ 1,6m. Kính viễn vọng này có độ phân giải trải dài khoảng 50 dặm trên bề mặt Mặt trời. Nó cũng sử dụng một ống kính quang học có khả năng thích ứng với sự nhiễu loạn của tầng khí quyển và sửa chữa những tín hiệu sai lệch thu được.