Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

>>> Loài bướm lớn nhất Đông Nam Á xuất hiện ở nhà dân
>>> Những "kẻ khổng lồ" trong thế giới côn trùng


Bướm khế có chiều dài sải cánh lên đến 30cm

Thông tin từ báo chí gần đây cho biết, nhiều cá thể bướm khế đã được người dân tại các tỉnh Sóc Trăng, Bình Dương, Bình Thuận, Hải Dương, Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An... tình cờ phát hiện.

Trong tự nhiên, môi trường sống của bướm khế ngày càng bị thu hẹp, một phần do tác động của các loại thuốc hóa học mà con người thường xuyên sử dụng trên cây trồng.


Hoa văn trên cánh bướm


Cặp ngài to hình răng lược là dấu hiệu để nhận biết bướm khế đực


Một con bướm khế đẻ trứng trong tự nhiên. Trứng nở ra sâu bướm,
sau đó đóng kén thành nhộng rồi phát triển thành bướm.


Bướm vừa chui ra khỏi kén.


Bướm khế được những nhà sưu tập chú ý vì kích cỡ và màu sắc hấp dẫn của nó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất