Căn cứ trên Mặt trăng có thể được xây dựng bằng vật liệu chế tạo từ nguyên liệu bề mặt hành tinh

Ngày 8/5, trang CGTN, dẫn tuyên bố của Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, một nghiên cứu mới chứng minh được tính khả thi sản xuất các vật liệu xây dựng cần thiết cho căn cứ trên Mặt trăng trong tương lai.

Theo tin từ hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ Viện Vật lý (IOP) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã chứng minh được, những nguyên liệu trên bề mặt của Mặt trăng có tính khả thi để sản xuất các vật liệu, cần thiết cho xây dựng các căn cứ cho con người trong tiến trình chinh phục vệ tinh của Trái đất. Bằng phương thức tiến hành nghiên cứu có hệ thống về các mẫu đất Mặt trăng do sứ mệnh Hằng Nga 5 của Trung Quốc mang về, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã xác định được sợi thủy tinh bản địa trong các mẫu đất đá trên bề mặt hành tinh.


Sơ đồ các hoạt động không gian như tác động của thiên thạch và bức xạ gió mặt trời trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh Tập đoàn truyền thông Trung Quốc).

Các nhà khoa học đã phát hiện được những sợi thủy tinh siêu dài, được hình thành từ nhựa nhiệt dẻo, kết quả của chất lỏng nhớt vật liệu nóng chảy trong những vụ va chạm của thiên thạch.

Thông cáo báo chí của IOP lưu ý, những nghiên cứu sử dụng vật liệu mô phỏng của Mặt trăng để chế tạo sợi thủy tinh nhân tạo trong phòng thí nghiệm, vật liệu để xây dựng cơ sở lưu trú của con người trên Mặt trăng trong tương lai đã được thực hiện, do đó, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học loại bỏ nhu cầu nghiên cứu về những vật liệu như vậy.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi trực tiếp chứng minh rằng, sợi thủy tinh có thể được sản xuất tại chỗ trên Mặt trăng, làm cơ sở nền tảng căn bản cho phát triển công nghệ chế tạo sợi thủy tinh trong không gian như sợi quang đồng nhất và sợi thủy tinh kết cấu tăng cường theo yêu cầu xây dựng của những cơ sở lưu trú trên Mặt trăng trong tương lai”. Những loại thủy tinh đa dạng, phát hiện được từ đá Mặt trăng do tàu vũ trụ Hằng Nga 5 vận chuyển về Trái đất được công bố trên Tạp chí Khoa học Quốc gia “National Science Review” số tháng 3/2023.

IOP lưu ý, công trình nghiên cứu này cung cấp cơ sở khoa học cho nỗ lực phát triển quy trình sản xuất tại chỗ vật liệu thủy tinh và kết cấu xây dựng trên cơ sở khai thác và xử tài nguyên đất Mặt trăng.

Bên cạnh sợi thủy tinh, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra nhiều loại thủy tinh Mặt trăng với kết cấu, chủng loại và nguồn gốc khác nhau.


 Ảnh kính hiển vi điện tử các hạt thủy tinh khác nhau, được xác định từ những mẫu đất đá Mặt trăng do Hằng Nga-5 của Trung Quốc vận chuyển về Trái đất. (Ảnh Tập đoàn truyền thông Trung Quốc).

Trên bề mặt cằn cỗi của Mặt trăng có rất nhiều loại thủy tinh Mặt trăng, được tạo ra những quá trình không cân bằng nhiệt động học khác nhau như các vụ phun trào núi lửa, chuyển động địa chất và thiên thạch bắn phá bề mặt, có thể duy trì ổn định vật chất trong hàng tỷ năm.

Những loại thủy tinh Mặt trăng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình khám phá Mặt trăng bằng phương thức ghi lại những "thông tin quan trọng về quá trình hình thành của vật liệu theo thời gian địa chất", các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhóm nhà khoa học phân loại kính thành 5 loại trên cơ sở nguồn gốc vật liệu: "thủy tinh núi lửa, thủy tinh va chạm, kính do kết dính, vành thủy tinh vô định hình, hình thành do lắng đọng và bức xạ mặt trời", ghi lại những hoạt động địa chất tương ứng của Mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu cho biết: “Các sản phẩm do tác động vi mô phong phú như các giọt hoặc miệng hố thủy tinh ở quy mô micron đến nano, cho thấy rõ ràng rằng, lớp vỏ bề mặt địa hình Mặt trăng được hình thành và chuyển đổi liên tục do hoạt động bắn phá thường xuyên của thiên thạch cỡ micron”.

IOP cho biết, nghiên cứu đã làm sáng tỏ những đặc điểm môi trường không gian và tác động của môi trường trên bề mặt đối với đá Mặt trăng được lấy mẫu, tạo cơ sở để hiểu rõ thành phần của vật liệu Mặt trăng và sự tiến hóa bề mặt địa hình Mặt trăng theo không gian và thời gian.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất