Cần sa làm tăng nguy cơ các vấn đề về tâm thần


Các nhà khoa học Hà Lan đã tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu đối với khoảng 18.500 người trong giai đoạn từ 2007-2009 và nhận thấy khoảng 20% những người đàn ông sử dụng cần sa gặp phải các vấn đề tâm thần so với tỷ lệ 10% ở những người không sử dụng.

Tỷ lệ này cũng tương ứng đối với phụ nữ, cụ thể có 28% những người sử dụng thông báo về việc gặp phải các vấn đề tâm thần so với 14% ở những người không sử dụng.

Theo các nhà khoa học, những vấn đề tâm thần mà những người sử dụng cần sa thường gặp phải là lo âu, buồn bã, u sầu và thiếu kiên nhẫn.

Tuy nhiên, về mặt thể chất thì hầu như không có sự khác biệt giữa người sử dụng và không sử dụng cần sa.

Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy có khoảng 4% trong số những người ở độ tuổi từ 15-65 tham gia vào nghiên cứu đã hút cần sa ít nhất một lần trong vòng 30 ngày.

Cần sa hay cây gai dầu, gai mèo (Cannabis sativa) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài: Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Tung Á và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi, hay dùng như chất gây nghiện có thể trị bệnh.

Sau khi hút cần sa xuất hiện trạng thái sảng khoái, cười khóc vô cớ, rối loạn ý niệm thời gian, tăng nhận cảm và nhận thức thời gian bị thay đổi, giải thể nhân cách, tăng thị lực, 30 phút sau đó thì có trạng thái êm dịu, thoải mái, trạng thái suy tưởng nội tâm, lim dim, gật gù, đôi lúc ngủ, suy nghĩ tập trung khó khăn nhưng vẫn có thể tiếp thu.

Độc tính nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến giảm trí nhớ tức thời, mất nhân cách, ảo thị và hoang tưởng cấp, đôi lúc có các biểu hiện giống tâm thần phân liệt.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất