Cảnh báo bong bóng galaxy dễ bị nổ gây bỏng, Trung Quốc đã phải thu hồi
Trong khi Trung Quốc – đất nước cha đẻ của bong bóng Galaxy phải tiến hành tịch thu mặt hàng này và cảnh báo người dân cẩn trọng trong sử dụng thì ở Việt Nam, nó vẫn là mặt hàng "hot" và được các bạn trẻ ưa chuộng.
Vừa qua, trong khi cơn sốt bóng phát sáng, bóng 7 màu vẫn đang làm mưa làm gió tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam thì nhiều trang mạng xã hội, báo chí đưa tin về việc 4 thanh niên Trung Quốc bị bỏng nặng do bóng bay Galaxy phát nổ.
Bong bóng Galaxy thu hút giới trẻ nhờ vẻ ngoài độc đáo.
Đáng chú ý, loại bóng này có nguồn gốc từ chính Trung Quốc. Khoảng 1 tháng trở lại đây loại bong bóng Galaxy tràn ngập thị trường Việt Nam với rất nhiều tên gọi như bóng bảy màu, bóng phát sáng, bóng cầu vồng…
Với giá không quá đắt, khoảng 30.000 đồng – 80.000 đồng/ quả, nó trở thành phụ kiện trang trí hấp dẫn.
Ở nước ta, giới trẻ vô tư sử dụng chúng trong các đêm tiệc. Nhiều trẻ nhỏ được cha mẹ đáp ứng nhu cầu vì coi nó như 1 đồ chơi thông thường. Nhu cầu, sức hút của nó lớn đến mức, dịp Noel, Tết dương lịch sắp tới, bong bóng Galaxy còn cháy hàng.
Bong bóng Galaxy được bơm bằng khí Hidro (H2) có gắn bóng đèn nháy bên trong giúp tạo màu sắc rực rỡ. Để giảm giá thành và giúp bóng bay cao, nhiều tiểu thương đã sử dụng khí bơm bóng có lẫn tạp chất, pha đất đèn vào H2.
Hình ảnh người Trung Quốc bị bỏng nặng do bóng đèn Led phát nổ.
Trao đổi với PV, PGS TS. Nguyễn Ngọc Hà – Trưởng khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Đất đèn thành phần chính là CaC2, khi cho vào nước tạo thành Ca(OH)2 + C2H2. Khí C2H2 có phân tử khối 26 chỉ hơi nhẹ hơn không khí (29) nên bóng khó bay cao.
Do vậy, người ta thường thêm khí H2 (rất nhẹ do phân tử khối bằng 2) trộn lẫn với C2H2 trước khi bơm vào bóng.
Khí H2 có thể tạo ra dễ dàng bằng nhiều cách, chẳng hạn lấy bột nhôm (màu trắng) hoặc vỏ lon bia (thành phần chính là nhôm) tác dụng với dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH)2…
Hỗn hợp khí C2H2 (đất đèn và nước) + H2 rất dễ bị nổ cực mạnh với khí O2 (trong không khí) do khí H2 rất dễ bắt cháy, còn C2H2 khi phản ứng với O2 sinh rất nhiều nhiệt gây nổ mạnh.
Khi sử dụng có bóng đèn dễ sinh nhiệt hay độ nhọn của bóng, dây đèn tạo ma sát khí H2 sẽ bị phản ứng khiến bóng nổ. Cùng với đó, việc trang trí bóng bay trong đêm tiệc có nến, tàn thuốc cũng vô cùng nguy hiểm.
Khi nổ cả chùm bóng, áp suất có thể lên tới 3.000 độ C gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiếp xúc.
Theo đại diện khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh – Pôn) cho biết: Khoảng chục năm trở lại đây, năm nào bệnh viện cũng nhận các ca bỏng nặng do nổ bóng bay. Người dân nên nắm rõ những nguyên tắc khi bị bỏng do nổ bóng:
|