Cảnh sao chổi xanh "ma quái" tiến tới gần Trái Đất



Nhà thiên văn học người Áo Malcolm Hartley đã phát hiện sao chổi này vào tháng 3 năm 1986. Lần quay trở lại phía trong của Hệ mặt trời gần đây nhất là vào năm 1991, và các nhà thiên văn học đã xác định được thông số quỹ đạo của nó.

Vì nó là sao chổi có chu kỳ tuần hoàn thứ 103 được phát hiện, cho nên nó được gọi là sao chổi 103P, nhưng vì nó là sao chổi thứ 2 trong số 3 sao chổi mang tên Hartley nên nó còn có tên khác là Hartley 2.

Với chu kỳ quỹ đạo của nó là 6,5 năm, trải dài từ bên ngoài quỹ đạo của Sao Mộc đến gần quỹ đạo Trái đất. Đây là lần thứ 4 sao chổi này đi vào vùng trong của Hệ mặt trời kể từ khi nó được phát hiện. Nó sẽ đạt đến độ sáng cấp 5 khi đến gần Trái đất trong tháng 10.

Trong đêm 20/10, sao chổi Hartley 2 đã tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất kể từ khi được phát hiện tới nay là 17,7 triệu km và khoảng cách này gấp 45 lần khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trăng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất