Cảnh tượng sao chổi ở bán cầu nam

Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.


Bức ảnh này được chụp từ thành phố Melbourne, Australia vào tuần trước. (Ảnh: TWAN)


Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. (Ảnh: ESO)


Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. (Ảnh: Diaz Bobillo)


Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. (Ảnh: Emilio Lepeley)


Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.


Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. (Ảnh: Luke O'Brien)

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất