Cầy bắt rắn hổ mang

Với một đòn tấn công chính xác và mạnh, con cầy mangut hạ gục rắn hổ mang bành Ấn Độ và biến đối thủ thành bữa trưa.

 

Mặc dù không miễn nhiễm với nọc rắn, một số loài cầy mangut vẫn bắt rắn bằng cách cắn mạnh vào đầu đối thủ khiến rắn không thể dùng nọc.

Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja) là một loài rắn độc phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Đây là loài rắn độc nguy hiểm nhất tại Nam Á. Mỗi khi đe dọa đối thủ, chúng nâng phần thân phía trên lên cao, phùng mang và phun phì phì.

Cầy mangut thuộc họ động vật có vú ăn thịt Herpestidae. Chúng sống ở châu Phi, châu Á và phía nam châu Âu. Các nhà khoa học đã thống kê được 37 loài cầy mangut. Đặc trưng của chúng là chân ngắn, mũi nhọn và tai nhỏ. Cầy mangut kiếm ăn vào ban ngày. Chiều dài thân của chúng từ 17 tới 90 cm, còn chiều dài đuôi từ 15 tới 30 cm. Cầy mangut sống đơn độc, theo cặp hoặc theo đàn. Chúng ăn động vật có vú nhỏ, chim, động vật bò sát, trứng và trái cây. Một số loài cầy mangut có thể sống cả trên cạn và dưới nước.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất