Cây táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang

Theo Frontiers in Plant Science, Robert Spengler, nhà khảo cổ học của Viện Max Planck ở Jena, Đức, đã kết hợp các phát hiện khảo cổ học với dữ liệu lịch sử, cổ sinh vật học và di truyền để thu được bức tranh lịch sử hoàn chỉnh về sự hình thành cây táo thuần hóa, một trong những loài cây quen thuộc nhất của loài người, bắt đầu từ thế Miocene.

Dữ liệu hóa thạch và di truyền cho thấy những trái táo lớn đã phát triển vài triệu năm trước khi con người bắt đầu biết trồng trọt. Sau khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng, quần thể cây táo dại đã bị cô lập do sự tuyệt chủng của một tỷ lệ lớn của loài vật megafauna cho đến khi con người bắt đầu trồng chúng.


Trong nhiều thiên niên kỷ, nhân loại đã hỗ trợ phát triển cho quần thể loài táo dại.

Các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy con người bắt đầu hái lượm táo dại trên khắp vùng lãnh thổ châu Âu và Tây Á hơn 10.000 năm trước. Rõ ràng là trong nhiều thiên niên kỷ, nhân loại đã hỗ trợ phát triển cho quần thể loài táo dại. Tuy nhiên, đến nay, quá trình thuần hóa cho những cây này vẫn chưa rõ ràng.

Quê hương của loài táo được thuần hóa là lãnh thổ của Kazakhstan và Kyrgyzstan hiện đại. Các di tích khảo cổ của cây và quả, hạt táo được bảo quản đã được tìm thấy trên các đoạn đường trên khắp Âu Á.

Các nghiên cứu di truyền cho thấy táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang dã từ các vùng khác nhau của lục địa Á-Âu. Công việc lai tạo còn lại của cây táo được thực hiện bởi ong và những loài thụ phấn khác. Có lẽ, các giống lai có quả lớn đã thu hút sự chú ý của những người nhân giống chúng bằng cách ghép và trồng các cành giâm.

Như vậy, những quả táo mà chúng ta thưởng thức ngày nay không phải xuất hiện trong quá trình nhân giống, mà là do sự lai tạo tự nhiên và phát triển.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất