Cây thủy tùng có gì mà đắt và hiếm như vậy?

Được biết, một khúc gỗ thủy tùng dài 1m2, đường kính 80cm đã có giá khoảng 250 triệu đồng; vậy cây thủy tùng có gì quý mà lại đắt như vậy?

Cây thủy tùng, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn gọi là thông nước. Cây thủy tùng thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào diện cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện trên thế giới có 3 nước còn ghi nhận loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, thủy tùng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk gồm xã Ea Ral, huyện Ea H’leo 140 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 cây và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.


Hiện nay, số lượng cây thông nước (thủy tùng) còn lại chỉ khoảng 100 cây.

Gỗ thủy tùng là loại gỗ tốt, có mùi thơm, thớ mịn, và không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh. Gỗ thủy tùng dễ gia công, xốp và nhẹ nên được dùng làm mũ, nút chai và phích, phao cứu sinh…

Gỗ thủy tùng tồn tại trong thị trường gồm hai dạng: thủy tùng xanh và thủy tùng đỏ, mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau.

Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành lục bình, một số ít là tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của những sản phẩm từ thủy tùng đỏ tương đối cao, từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Theo phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình.

Cành lá và nón chín còn được dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất