Chế tạo cảm biến giúp phát hiện các hạt nano trong không khí
Nhóm các nhà khoa học được dẫn dắt bởi Giáo sư Robert Dorey, giám đốc Trung tâm Công nghệ nano và vi hệ thống Đại học Cranfield, Vương quốc Anh, đang phát triển một cảm biến mới giúp phát hiện các hạt nano trong không khí.
"Chúng tôi đang cố gắng chế tạo bộ cảm biến kết hợp với lớp phủ ngoài có thể phản ứng lại khi các vật liệu nano tiếp xúc với nó và đếm xem có bao nhiêu hạt nano trong một khu vực tiếp xúc nhất định", Giáo sư Robert Dorey nói.
Các thành phần chính xác của lớp phủ bên ngoài và cách thức cảm biến sẽ được hiệu chỉnh là đề tài chất vấn về ứng dụng của bằng sáng chế, nhưng Dorey đã nói rằng các phiên bản cảm biến dành cho văn phòng cố định và di động sẽ được sản xuất sớm.
Dorey nói thêm rằng: các nhà sản xuất làm việc với các vật liệu nano và các nhóm môi trường sẽ sử dụng các cảm biến này .
Vật liệu nano được sử dụng trong các sản phẩm bao gồm: kem dưỡng da chống nắng, vật liệu tổng hợp, các thành phần tuabin gió, xe hơi và trang thiết bị thể thao.
"Điều thú vị là bao nhiêu hạt nano đã được chúng ta sử dụng để chế tạo ra các vật dụng ở môi trường xung quanh chúng ta", theo tiến sĩ Sophie Rocks, một giảng viên làm việc tại khoa độc chất Nano, Đại học Cranfield Vương quốc Anh.
"Các hạt nano có thể có mặt ở bất cứ nơi nào. chúng có thể di chuyển giữa các tế bào của con người, thâm nhập vào các tế bào, và thậm chí có thể đi xuyên qua các mạch máu dẫn lên não bộ", Rocks giải thích.
Hiện tại, cơ chế cụ thể tác động đến sức khỏe của các hạt nano là không rõ ràng. Điều này phần lớn là bởi vì hiện tại, không có cách nào để đo được số lượng của các hạt nano trong cơ thể con người, hoặc cho rằng vấn đề khó phân biệt giữa các hạt nano tự nhiên và các hạt nano nhân tạo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gợi ý rằng các ống nano carbon có thể thể hiện hành vi tương tự như sợi amiăng và sẽ gây ra bệnh viêm phổi nếu hít vào với số lượng lớn.
Nghiên cứu trên cũng cho rằng các hạt nano bạc có thể vượt qua thành ruột và gây trở ngại với việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Từ khi mới sinh ra, con người đã tiếp xúc với rất nhiều các phân tử nano dạng này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang sản xuất ngày càng nhiều hơn nữa về số lượng các hạt nano, theo Rocks.
"Các chuyên gia ước tính sẽ sản xuất ra khoảng 1.019 tấn hạt Nano mỗi năm cho tới năm 2015 dựa trên một báo cáo của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia (The Royal Academy of Engineering) phát hành năm 2004", Rocks nói thêm.
Đại học Cranfield, hiện đang cung cấp một học bổng tiến sĩ để hỗ trợ sự phát triển của các cảm biến mới cho các đối tác trong nghành công nghiệp đo lường như hãng Casella, vốn có kinh nghiệm trong việc đo nồng độ bụi trong khí quyển.
Cảm biến mới này dự kiến sẽ ở giai đoạn mẫu thử nghiệm đầu tiên hoạt động trong vòng 3 năm.