Chiến dịch tiêu diệt toàn bộ chuột trên Đảo…chuột
Chỉ một lỗi lầm rất nhỏ, nhiều năm trời lên kế hoạch cho một dự án đời sống hoang dã 3 triệu đôla sẽ trở nên vô giá trị. Tuần trước, một đoàn 18 người rời Homer trên tàu Reliance, hướng tới Hòn Đảo chuột nhỏ bé phía cuối chuỗi Aleutian với nhiệm vụ hủy diệt.
Bằng cách bao phủ hòn đảo với những viên thuốc độc nhỏ trong hoật động bắt đầu từ tuần này, các nhà khoa học hy vọng sẽ hủy diệt hoàn toàn những con chuột Nauy. Loài vật này đã thoát khỏi con tàu đắm Nhật Bản thế kỷ 18 và ngự trị trên hòn đảo rộng 6871 mẫu Anh, cách Anchorage 1700 dặm.
Steve Ebbert, nhà sinh vật học và trưởng dự án tại Trụ sở Đời sống hoang dã Alaska quốc gia nơi điều phối cuộc tấn công những con chuột, cho biết: “Chúng tôi đã lên kế hoạch để thành công. Thời tiết là một nguy cơ lớn. Chúng tôi cần một vài ngày trời đẹp”.
Chuột đã bị loại bỏ khỏi 300 hòn đảo trên toàn cầu, bao gồm những hòn đảo tại New Zealand và đảo san hô gần Hawaii. Tuy nhiên đây là lần đâu tiên chuột bị loại bỏ khỏi một hòn đảo Alaska – nếu Ebbert và nhóm nghiên cứu thành công.
Hòn đảo chuột là một trong 2400 hòn đảo kéo dài từ Mũi Lisburne trên biển Chukchi đến cuối quần đảo Aleutian về phía Tây và hòn đảo Forrester phía Nam vùng Alaska Panhandle về phía Đông.
Chuột cư ngụ trên khoảng 1 tá hòn đảo lớn cũng như nhiều hòn đảo nhỏ khác, ăn chim biển và trứng của chúng. Chim biển như chim hải âu rụt cổ, chim auklet và chim hải âu báo bão làm tổ trên mặt đất, thường là trong những vết nứt hoặc khe hở của đá núi lửa. Những loài chim này sử dụng lượng thời gian đáng kể xa trứng và con con.
Một cặp chuột thông thường có từ 4 đến 6 lứa đẻ một năm, mỗi lứa từ 6 đến 12 con con. Ebbert cho biết phải diệt tận gốc những con vật này.
Mặc dù những nhà quản lý đã loại bỏ loài cáo phương Bắc – không phải loài bản đia – khỏi hơn 40 hòn đảo Aleutian từ những năm 1940, nhưng đây là nỗ lực trên quy mô lần đầu tiên đê loại bỏ chuột.
Ebbert cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo tồn, bảo vệ và củng cố môi trường sống choc him biển. Chuột đã cư ngụ tại Đảo chuột trong 200 năm – không có nơi nào mà chúng không tìm đến”.
Việc tiêu diệt chúng không phải là một công việc dễ dàng
18 người sẽ ở lại trên đảo trong 45 ngày, cho đến 15 tháng 11. Trong số họ có 4 phi công trực thăng điều khiển hai máy bay lên thẳng, một bác sĩ và một kỹ sư cơ khí. Hai máy bay lên thẳng xuất phát từ Anchorage, sử dụng tuyến đường với 4 trạm tiếp nhiên liệu.
Tàu nghiên cứu, M/V Tigalax, sẽ cập bến ngày 1 tháng 10
Ý định là trực thăng, treo những thùng chứa 700 Pao Rodenticide, trải đều chất độc này trên toàn bộ hòn đảo hai lần.
Ebbery cho biết: “Chúng tôi muốn thực hiện 2 lần cách nhau 7 ngày, nhưng nếu khí hậu khắc nghiệt cản trợ chuyến bay, chúng tôi muốn chắc chắn rằng chất độc được trải đều trên toàn bộ đảo”.
Những viên chứa độc tố nhỏ hơn viên thức ăn cho chó, mỗi viên chứa thuốc chống đông tụ khiến những con chuột xuất huyết cho đến khi tử vong.
Trực thăng sẽ sử dụng hệ thống GPS để định vị theo những đường thẳng. GPS kết nối với công tắc mở thùng chứa chất độc rồi trút xuống theo khoảng cách vài mét một.
Sau đó các nhà sinh vật học sẽ tháo thẻ máy ảnh từ GPS, cắm vào máy tính rồi in bản đồ những khu vực được bao phủ.
Steve Mclean, quản lý chương trình Biển Bering thuộc Trung tâm bảo tồn môi trường Alaska tại Anchorage, cho biết: “Nói một cách đơn giản nhất, chỉ một cặp chuột còn sống cũng bị coi như thất bại”.
Trung tâm bảo tồn môi trường đã chi 2 triệu đô cho dự án.
Mclean cho biết: “Chúng tôi đã từng hoàn thành xuất sắc nhiều dự án khác, Chúng tôi cũng từng làm việc tại những khu vực hẻo lánh và đầy thách thức”.
Sự chính xác về thời gian là điểm cốt yếu. Hầu hết các loài chim trên hoàn đảo đã rời đi vào cuối mùa thu. Mùa đông là thích hợp nhất, nhưng các nhà khoa học đang cố gắng cân bằng thời gian để họ có thể di chuyển người và thiệt bị một cách an toàn trên hòn đảo toàn gió và mưa.
Ebbert cho biết các nhà khoa học sẽ quay trở lại trong 2 năm để kiểm tra liệu toàn bộ chuột đã chết hay chưa.
Nếu thành công, Đảo chuột sẽ trở thành hòn đảo lớn thứ 3 không có chuột. Lớn nhất là đảo Campbell rộng 27.922 mẫu Anh phía Nam New Zealand. Hai phi công làm việc trên Đảo Chuột là cựu binh New Zealand. Sau khi diệt tận gốc loài chuột 7 năm trước đây, nhiều loài chim biển đã quay trở lại Đảo Campbell, và một trong những loài vịt hiếm nhất trên thế giới đã được tái phục hồi.
Trên phạm vi toàn cấu, chuột là nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của 60% chim biển, hầu hết là trên các hòn đảo, theo Tổ chức bảo tồn đảo, nhóm bảo tồn Califonia tập trung bảo vệ đời sống trên các hòn đảo.
Gregg Howald, quản lý của tổ chức, hiện đang làm việc với Cơ quan động vật biển và động vật hoang dã và Trung tâm bảo tồn tự nhiên, cho biết: “Chuột là một trong những loài xâm lấn nguy hiểm nhất. Nếu bạn đến Đảo chuột, bạn sẽ nhận thấy sự im ắng kỳ lạ so với sự sống phong phú trên các đảo Aleutian khác".
Hàng nghìn con tàu – trong đó rất nhiều có cả chuột trên boong – đi qua quần đảo xa xôi này hàng năm, hình thành tuyến đường vận chyển hàng hóa giữa Châu Á và các bên cảng Hoa Kỳ. Giao thông qua Unimak Pass, hành lang dài 28 dặm qua chuỗi Aleutian, gấp đôi lượng giao thông tàu bè đến tất cả các bến cảng Alaska gộp lại, theo báo cáo dài 185 trang do Ban nghiên cứu vân tải tại Washington, D.C thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc giacông bố.
Nếu hoạt động trên Đảo chuột thành công, liệu tên hòn đảo này có thay đổi?
Ebbert cho biết điều đó không hoàn toàn cần thiết, ông chi ra rằng việc thay đổi tên phải thông qua Hội đồng danh tính địa lý Hoa Kỳ, thuộc Cơ quan khỏa sát địa chất Hoa Kỳ. Nhiều địa điểm tại Alaska “có tên không còn phù hợp”, ví dụ như Green Timbers (Gỗ xanh) tại Homer, khu vực với một mẫu cây vân sam đã chết, loài cây này bị phát hủy năm 1964 sau một trận động đất.
Tuy nhiên Mclean không đồng tình.
Ông cho biết: “Chúng tôi muốn đặt lên tên cho hòn đảo. Nó có thể có tên Aleut về khía cạnh nào đó. Khi chúng tôi loại bỏ chuột khỏi hòn đảo, đặt lại tên cho nó là một việc làm thích hợp”.