Chiến lược dùng vỏ đáp trả đòn tấn công của loài ốc sên

Các nhà khoa học Nhật Bản và Nga phát hiện hai loài ốc sên có khả năng tấn công kẻ thù bằng cách đung đưa lớp vỏ qua lại.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Hokkaido và Đại học Tohoku, Nhật Bản, hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học Nga để tìm hiểu sự tương tác giữa động vật ăn thịt và con mồi ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tiến hóa của con mồi. Họ quan sát cơ chế phòng thủ của các loài ốc sên thuộc chi Karaftohelix trước kẻ săn mồi là bọ cánh cứng carabid, theo UPI.


Ốc sên dùng vỏ đối phó đòn tấn công của bọ cánh cứng. (Ảnh: Blogspot).

Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 11/11 cho thấy, loài ốc sên Karaftohelix gainesi sống ở Hokkaido, Nhật Bản, và Karaftohelix selskii sống ở vùng Viễn Đông của Nga, có phản ứng rất độc đáo trước cuộc tấn công của bọ cánh cứng. Thay vì rút lui cơ thể mềm mại vào lớp vỏ bảo vệ, chúng đung đưa lớp vỏ qua lại như một cây gậy để tấn công bọ cánh cứng đang tiến đến gần.

"Hành vi của những con ốc sên và hình dạng lớp vỏ của chúng có mối tương quan với nhau để tối ưu hóa chiến lược phòng thủ ưu tiên", Yuta Morii, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Bằng cách phân tích trình tự DNA của ốc sên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hai phương pháp phòng thủ thụ động (chui vào trong vỏ) và phòng thủ chủ động (sử dụng vỏ để tấn công kẻ thù) tiến hóa độc lập với nhau trong các loài ốc sên sống tại Nhật Bản và Nga.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất