Chiến tranh hạt nhân từng xảy ra thời tiền sử?
Sử thi Mahabharata của người Ấn Độ cổ đại có nhắc đến loại chiến tranh này nhưng liệu nó có phải là sự thật?
Vào 500.000 năm trước, người cổ đại đã miêu tả cảnh tượng chiến tranh giống như chứng kiến tận mắt về cuộc chiến hạt nhân trong cuốn sử thi Mahabharata của người Ấn Độ. Họ miêu tả rất chân thực về cảnh tượng khủng khiếp đó.
Sử thi Mahabharata của người Ấn Độ.
Đây là một trong những nội dung trích trong cuốn sử thi trên: “Sức nóng tỏa ra của thứ vũ khí đủ nóng làm cho đất trời rung chuyển. Mặt trời cũng rung chuyển theo, động vật chết hàng loạt, các loài tôm cá bơi dưới nước hoàn toàn bị luộc chín, quân địch bị thiêu khô như những cây khô sau khi bị đốt.
Không thể nhận diện được bất kỳ xác chết nào. Tóc, móng tay hoàn toàn biến mất, những con chim cũng chết ngay trên không trung, các loại đồ ăn bị nhiễm độc hoàn toàn”.
Những đoạn miêu tả trên khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi. Họ nghi ngờ rằng liệu thời đó có xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân dữ dội như vậy hay chỉ là sự phóng đại, là trí tưởng tượng thiên tài của người xưa hay không.
Hai nhà khảo cổ học David Davenport và Ettore Vincenti cũng đưa ra giả thuyết rằng, chiến tranh hạt nhân thực sự xảy ra vào thời kỳ cổ đại. Cụ thể, thành phố cổ xưa Mohenjo - Dora đã bị tàn phá sau vụ tàn phá hạt nhân và bằng chứng là con người đã tìm thấy nhiều tầng đất sét và thủy tinh màu lục.
Những nhà khảo cổ cho rằng, một nguồn nhiệt cực cao đã làm tan chảy đất sét và cát rồi chúng đông cứng ngay sau đó. Các tầng thủy tinh lục đó cũng được tìm thấy trong sa mạc Nevada sau mỗi vụ nổ hạt nhân. Việc phân tích đã giúp các nhà nguyên cứu khẳng định rằng nhiều phần của thành phố đã tan chảy sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khoảng 12 bộ hài cốt tại Mohenjo - Daro mang lượng phóng xạ quá mức bình thường đến 50 lần.
Những phân tích khoa học đó đưa chúng ta trở về thời hoàng kim của Ấn Độ được mô tả trong sử thi Mahabharata. Nó có nhắc đến một thứ vũ khí ghê rợn với sức tàn phá đáng sợ. Một văn bản cổ nói về thứ "vỏ sò" lấp lánh như lửa, nhưng không tỏa khói. "Khi vỏ sò chạm đất, bầu trời trở nên tối đen, các cơn giông bão tàn phá thành phố. Một tiếng nổ khủng khiếp đã thiêu cháy hàng ngàn người và thú vật, biến họ thành tro".