Chim cánh cụt vua ở Singapore được phẫu thuật đục thủy tinh thể

3 con chim cánh cụt hoàng đế hơn 20 tuổi sống tại vườn chim Jurong (Singapore) đã được cấy ghép thủy tinh thể để cải thiện thị lực.


Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim lớn thứ 2 trên thế giới. (Ảnh: Reductress).

Trong một tuyên bố hôm 14/3, các bác sĩ thú y của Tập đoàn Bảo tồn Động vật Hoang dã Mandai cho biết ngoài những con chim này, còn có 3 con chim cánh cụt Humboldt đang ở độ tuổi 7-13 được phẫu thuật đục thủy tinh thể vào 2 tháng trước.

Đục thủy tinh thể gây ra các vùng đục trong mắt, cản trở thị lực. Đây là một tình trạng phổ biến liên quan đến tuổi tác ở cả người và động vật.

Giải thích về quyết định loại bỏ đục thủy tinh thể của những chú chim cánh cụt, bác sĩ thú y Ellen Rasidi cho biết: “Chúng tôi nhận thấy có vẩn đục trong mắt của chúng. Khả năng nhìn của chúng có vấn đề, khiến chúng khó khăn trong việc di chuyển".

Sau phẫu thuật, cả 6 con chim cánh cụt không được tiếp xúc với nước và được nhân viên vườn thú nhỏ thuốc mắt 2 lần/ngày. Hiện chúng đã hồi phục, dần gia tăng mức độ phản ứng và hoạt động.

“Thật tuyệt khi thấy chúng hoạt động tích cực hơn, điều này cho thấy thị lực của chúng đã được cải thiện", bác sĩ thú y Ellen Rasidi vui mừng.

Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt lớn thứ 2 trên thế giới, được tìm thấy ở Nam Đại Dương và cận Nam Cực. Chúng có thể nặng tới 18 kg, cao gần một mét và có thể sống đến 30 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tuy hiện tạichưa có nguy cơ tuyệt chủng, loài chim cánh cụt này được bảo vệ theo luật động vật hoang dã.

Công viên chim Jurong nổi tiếng thế giới là nơi cư trú của khoảng 3.500 con chim, bao gồm vẹt, hồng hạc, đại bàng... Trước đó, công viên này đã tham gia vào cuộc điều trị ung thư cho một con chim hồng hoàng vào năm 2022.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất