Chim lười "yêu" vì trời nóng quá

Tình trạng ấm lên ở Nam Cực khiến hoạt động giao phối của những bầy chim cánh cụt giảm mạnh.

>>> Bí ẩn chim cánh cụt biến mất mùa đông

Trong chuyến khảo sát toàn diện về tập tục sinh sản của chim cánh cụt quai mũ trên đảo Deception ở Nam Cực, các nhà khoa học phát hiện ra số lượng chim nhỏ sụt giảm mạnh kể từ những năm 1980, Livescience đưa tin. Chẳng hạn, số lượng của bầy chim lớn nhất trên đảo Deception thuộc quần đảo phía nam của Nam Cực, giảm hơn 50% sau hai thập kỷ qua. Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là biến đổi khí hậu.


Bầy chim cánh cụt quai nón trên đảo Deception ở Nam Cực. (Ảnh: Livescience)

Trong bài viết đăng trên tạp chí Polar Biology, các nhà khoa học theo dõi số lượng chim cánh cụt quai mũ trên đảo Deception phát hiện ra rằng hơn 1/3 dân số đàn chim cánh cụt Vapour Col biến mất trong 20 năm qua.

Nhà nghiên cứu Heather Lynch và đồng nghiệp ở Đại học Stony Brook tại Mỹ ước tính khoảng 79.800 cặp chim cánh cụt quai nón trên đảo Deception đang trong tuổi sinh sản, trong đó gồm 50.400 cặp thuộc đàn lớn nhất.

Bằng cách so sánh số liệu cập nhật với số liệu ước tính trước đây, nhóm nghiên cứu tìm ra bằng chứng rất rõ ràng rằng số lượng chim con được sinh ra giảm 50% so với năm 1986-87.

Nghiên cứu cũng cho thấy ngành công nghiệp du lịch đang đe doạ cuộc sống của loài động vật này, nhưng đây không phải nguyên nhân chính.

“Tác động của ngành du lịch lên số lượng chim cánh cụt là yếu tố chú ý, nhưng biến đổi khí hậu mới là nguyên nhân quan trọng tạo ra sự thay đổi rõ rệt ở nơi đây. Ngành du lịch đang tác động tiêu cực tới chim cánh cụt, nhưng điều đó không ăn thua gì so với tác động của biến đổi khí hậu”, bà Lynch nói.

Trong những năm 1990, một số người cho rằng băng tan sẽ mang đến lợi ích cho chim cánh cụt quai nón, vì giống chim này không thích băng như chim cánh cụt Adélie. Tuy nhiên, lượng băng sụt giảm trong mùa đông đã đạt tới ngưỡng làm suy giảm nguồn thức ăn yêu thích, tức loài nhuyễn thể, của chim cánh cụt.

Đây là một phần của dự án điều tra Nam cực nhằm thu thập và phân tích số liệu về chim cánh cụt trên bán đảo Nam cực kể từ năm 1994.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất