Chữa chứng khóc đêm ở trẻ

Khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn bình thường nhưng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi là "khóc dạ đề".

Khóc đêm – khóc dạ đề là gì

Theo Đông y: Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, gọi là chứng "Tiểu nhi dạ đề". Mỗi khi đêm đến là trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.

Khóc đêm là hiện tượng trẻ sơ sinh khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm.

Theo y học hiện đại: Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường.

Theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xả ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khóc dạ đề là gì

Khóc dạ đề thường do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Theo Đông Y, khóc dạ đề chủ yếu do "thần khí" còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Một số nguyên nhân khác là tâm nhiệt (tạng tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, chức năng tiêu hóa yếu...)

Khóc dạ đề khóc với khóc do bệnh lý như thế nào

Như đã đề cập ở trên, hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kéo theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

Ngoài ra, khóc cũng có thể là biểu hiện của trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Chính vì vậy, các mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộn... cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

Chăm sóc trẻ khóc dạ đề như thế nào

Theo y học hiện đại: Không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái. Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau:

Theo Đông y:

Dạng tỳ vị hư hàn (bụng lạnh, tiêu hóa kém)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, tiếng khóc hay ưỡn người, trán vã mồ hôi. Da trẻ thường xanh nhợt, thường ngày người uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ, miệng và hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng "ôn trung kiện tỳ" (làm ấm, tăng cường tiêu hóa).


Cho trẻ uống nước gừng tươi ấm trước khi đi ngủ.

Dạng tâm nhiệt (nhiệt tích ở tạng Tâm)

Biểu hiện: Trẻ khóc về đêm, tiếng khóc to, mặt đỏ, môi hồng, miệng và hơi thở nóng, thường ngày hay quấy khóc không yên, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Cần làm mát tạng Tâm và giải nhiệt.

Dạng lo sợ bất an (khóc đêm do sợ hãi)

Biểu hiện: Trẻ khóc đêm, đêm nằm hay bất chợt tỉnh dậy khóc thét, thường ngày tính tình nhút nhát, hay khiếp sợ, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần.


Sử dụng hạt sen để chữa khóc đêm do sợ hãi ở trẻ.

Một số cách dùng thuốc đắp bên ngoài


Chữa chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh giúp trẻ hay ăn chóng lớn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất