Chùm ảnh cuộc đời và sự nghiệp cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời và sự nghiệp của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
>> Những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Lý Quang Diệu
>> Singapore: Hành trình từ vũng lầy tới con rồng châu Á
Cuộc đời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua ảnh
Chiến tranh Thế giới thứ Hai khiến quá trình học tập của ông bị gián đoạn. Vào tháng 2/1942, quân đội thực dân Anh đầu hàng phát xít Nhật, mở ra "một thời kỳ đen tối". Ông Lý Quang Diệu may mắn thoát khỏi vụ thảm sát Sook Ching, một trong những cuộc thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử. Sau đó, ông cho biết có khoảng 50.000-100.000 người thiệt mạng trong vụ thảm sát này và việc thực dân Anh không thể ngăn chặn được cuộc thảm sát này chính là 1 bằng chứng cho thấy người Singapore cần phải tự giành được độc lập bằng chính sức lực của mình. Trong thời gian chiến tranh, ông Lý Quang Diệu làm phiên dịch tiếng Nhật và điều hành một cơ sở kinh doanh hồ dán của riêng mình. (Ảnh: Getty Images).
Sau chiến tranh, ông Lý Quang Diệu đã quay trở lại để tiếp tục sự nghiệp học đại học muộn. Ban đầu, ông theo học trường Trường Kinh tế London danh tiếng rồi sau đó chuyển sang học trường Đại học Cambridge. Khi ở Anh, ông đã kết hôn với bà Kha Ngọc Chi vào năm 1965 - 1 sinh viên xuất sắc người Singapore. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành luật sư. Đám cưới của hai người diễn ra bí mật ở khu Stratford-upon-Avon. Năm 1949, ông Lý Quang Diệu trở về Singapore, bỏ lại cơ hội phát triển sự nghiệp trong ngành luật ở Anh. Về nước, ông vẫn làm luật sư và tham gia vào phong trào công đoàn. (Ảnh: Getty).
Vào năm 1954, ông Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng bí thư đảng Hành động nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh. Tháng 12/1959, Anh trao quyền tự trị cho Singapore, tuy nhiên vẫn nắm kiểm soát các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của đảo quốc này. Trong ảnh: Hình ảnh ông Lý Quang Diệu trước cuộc tổng tuyển cử năm 1958.
Ở độ tuổi 36, ông Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức Thủ tưởng đầu tiên của quốc gia Singapore tự trị. Ngay sau khi nhậm chức, ông bắt tay vào xây dựng kế hoạch 5 năm nhằm xóa bỏ các khu ổ chuột, xây dựng nhà ở chất lượng cao giá rẻ, xây dựng nên công nghiệp hóa và chống nạn tham nhũng. Ông khẳng định Singapore phải trở thành một quốc gia đa sắc tộc. (Ảnh: Getty Images).
Đảng Hành động nhân dân cũng bắt đầu vận động để tách hoàn toàn Singapore khỏi Anh và nhập vào Liên bang Malaysia bởi cho rằng quốc đảo quá nhỏ và thiếu nguồn nhân lực để tồn tại tự lực. Ngày 16/9/1963, Thủ tướng Lý Quang Diệu công bố sáp nhập thành công Singapore vào Liên bang Malaya. (Ảnh: AP).
Tuy nhiên, căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng khi người Hoa và người Malaysai bắt đầu đấu tranh xem dân tộc nào sẽ là đại diện của Liên bang Malaysia. Bất chấp lời kêu gọi bình tĩnh của Thủ tướng Lý Quang Diệu, những cuộc bạo động quy mô rộng lớn đã liên tục diễn ra khiến hơn 20 người chết, hàng trăm người bị thương.
Ngày 9/8/1965, ông Lý Quang Diệu đã rơi nước mắt khi tuyên bố ông đã đồng ý yêu cầu của Malaysia khi rời khỏi Liên bang Malaysia nhằm tránh tình trạng bất ổn và đổ máu. Hai ngày sau đó, ông Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore nhỏ bé là quốc gia độc lập. (Ảnh: AP).
31 năm sau đó, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu, Singapore từ một quốc gia từng là thuộc địa của Anh trở thành 1 trong những nước giàu nhất thế giới. Singapore đã trở thành người đi tiên phong trong việc xây dựng nhà ở và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thủ tướng Lý Quang Diệu nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục bởi tài nguyên duy nhất của Singapore chính là con người. Ngoài ra, Singapore cũng mở cửa cho đầu tư nước ngoài cũng như thuê thêm lao động. (Ảnh: Getty Images).
Năm 1987, ông Lý Quang Diệu đã phải đối mặt với những chỉ trích cho rằng Singapore đã can thiệp quá nhiều vào cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, ông cho biết "Nếu không làm điều đó, chúng tôi đã không có được ngày hôm nay. Chúng tôi quyết định điều gì là đúng. Đừng bao giờ quan tâm đến những gì người khác suy nghĩ".
Năm 1981, lãnh đạo đảng Công nhân Joshua Benjamin Jeyaretnam giành ghế đối lập đầu tiên trong Quốc hội Singapore và liên tục chỉ trích cách ông Lý Quang Diệu lãnh đạo Singapore. Đáp lại những chỉ trich đó, ông Lý Quang Diệu đã liên tục kiện vị chính trị gia đối lập vì tội bôi nhọ. Năm 2001, ông Joshua Benjamin bị phá sản và không thể tiếp tục đảm nhận vị trí lãnh đạo đảng Công nhân. Sau đó, ông phải bán sách trên đường phố để trả nợ và qua đời vào năm 2008. (Ảnh: Getty Images).
Trong 1 cuộc gặp gỡ vào năm 2009, Tổng thống Obama đã miêu tả ông Lý Quang Diệu như 1 trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”. (Ảnh: Getty Images).
Những năm sau đó, bà Kha Ngọc Chi - phu nhân của ông Lý Quang Diệu, lâm bệnh nặng. Bà bị mất trí nhớ và phải năm liệt giường. Trong 1 cuộc phỏng vấn với trang New York Times, ông Lý Quang Diệu cho biết việc chăm sóc cho vợ còn khó khăn hơn bất cứ vấn đề chính trị nào mà ông đã từng gặp phải. "Bà ấy hiểu khi tôi nói chuyện với bà ấy mỗi đêm. Tôi thường kể cho bà ấy nghe về công việc trong ngày, đọc cho bà ấy nghe những vần thơ yêu thích", ông chia sẻ. (Ảnh: Getty Images).
Bà Kha Ngọc Chi qua đời vào tháng 10/2010. Hàng nghìn người dân Singapore đã ùa ra đường phố để tưởng nhớ và nói lời vĩnh biệt bà. “Không còn bà ấy, tôi sẽ là một con người khác, với một cuộc sống khác”, ông Lý Quang Diệu nói trong tang lễ của người vợ thân yêu. (Ảnh: Getty Images).
Mặc dù không còn giữ chức Thủ tướng Singapore vào năm 1990 nhưng ông vẫn giữ vai trò làm cố vấn cấp cao trong tất cả các lĩnh vực. (Ảnh: Getty Images)
Một trong những lần xuất hiện cuối cùng của ông khi ông tham gia lễ kỷ niệm 49 năm Quốc khánh Singapore vào năm 2014. (Ảnh: Getty Images).