Chúng ta “bà con” với người Neanderthal đã tuyệt chủng nhiều hơn ta tưởng

Một mảnh xương có niên đại 52.000 năm vừa được khai quật ở Croatia đã tiết lộ thêm nhiều điều về nguồn gốc của loài người: chúng ta có nhiều mối liên hệ về DNA với người họ hàng gần nhất - người Neanderthal đã tuyệt chủng.

Mẫu vật mới cung cấp một ví dụ hiếm hoi về bộ gene hoàn chỉnh của người Neanderthal. Nó khẳng định một số giả thuyết về sự tiến hóa của họ cũng như những thứ lạ lùng trong bộ gen của chi người đã biến mất khỏi Trái đất này.

Thật ra, việc giải mã DNA của người Neanderthal không phải là tin mới. Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu đã đào được 44 bộ xương nhỏ trong hang Vindija ở phía bắc của Croatia. Các nhà khoa học đã tiến hành tái tạo lại bộ gen đầu tiên của người Neanderthal. Sự kiện này đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực di truyền học và nghiên cứu về lịch sử loài người.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn thu được nhiều thành công hơn vào năm 2014 tại dãy núi Altai ở Siberia. Ở đây, họ tìm được bộ gene hoàn chỉnh của một người phụ nữ Neanderthal cách đây 122.000 năm. Từ bộ gen này, các nhà nghiên cứu đã so sánh mối quan hệ giữa người hiện đại, người Neanderthal, và một người họ hàng khác – người Denisovans (tên được đặt cho phần di cốt của một cá thể thuộc chi Người - có thể là một loài trước đây chưa được biết).

Tuy nhiên, bộ gene mới được khám phá cũng tiết lộ nhiều điều thú vị không kém. Theo đó 2,1% DNA của người châu Âu và người châu Á hiện đại có thể có nguồn gốc từ ông bà cố người Neanderthal.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Nhân chủng học tiến hóa Max Planck hy vọng những cải tiến về công nghệ sẽ giúp họ thu được nhiều manh mối hơn. Tham vọng của họ là tái tạo những mảnh xương cũ ở Vindija thành những mẫu vật mới hoàn toàn.


Người Neanderthal có nhiều mối liên hệ với người hiện đại. (Ảnh: Flickr).

Trong những thứ tìm được, một mảnh xương có kí hiệu Vindija 33.19 thực sự là một kho báu. Vì nhờ nó, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp các mảnh DNA rời rạc thành bộ gene Neanderthal hoàn chỉnh thứ hai – chỉ từ một cá thể.

Kết hợp với các nghiên cứu trước, các nhà nhân chủng học có một cái nhìn rõ ràng về quan hệ huyết thống giữa người Neanderthal và tổ tiên trực tiếp của các nhóm người châu Âu và châu Á hiện nay.

Bộ gene hoàn chỉnh thứ nhất tiết lộ rằng cha mẹ của họ là anh chị em ruột. Điều này khiến các nhà nghiên cứu đặt nghi vấn là người Neanderthal đã thực hiện hôn phối cận huyết. Tuy nhiên, bộ xương Vindija 33.19 lại không có dấu hiệu này, nó đến từ một nhóm dân có 3.000 người.

Giống người này đã sống ở châu Âu gần thời điểm con người mạo hiểm rời khỏi châu Phi lần đầu tiên. Người Neanderthal và tổ tiên người hiện đại có sự pha trộn dòng máu khoảng 130.000 đến 145.000 năm trước - trước khi người Croatia và Siberi Neanderthal bị chia tách. Những kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu đã có từ trước: con người mạo hiểm đến châu Âu cách đây khoảng 124.000 năm.

Loại gene của người họ hàng Vindija 33.19 ảnh hưởng đến chúng ta ở nhiều mặt: mức cholesterol trong máu, những rối loạn liên quan đến ăn uống, chất béo tích tụ quanh ruột, những phản ứng của cơ thể với thuốc chống loạn thần. Ngoài ra đó là sự phát triển của những căn bệnh như thấp khớp và tâm thần phân liệt.

Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa cũng công bố một nghiên cứu khác: có lẽ gene của người Neanderthal cũng ảnh hưởng đến màu da, màu tóc, kiểu giấc ngủ, tâm trạng thậm chí nguy cơ nghiện nicôtin của người hiện đại.

Trong tương lai, những tiến bộ về công nghệ khai thác và trình tự sắp xếp gene cũng như những khám phá mới sẽ giúp chúng ta khai quật thêm nhiều điều bí mật về người Neanderthal. Quan trọng hơn, chúng ta có thể hiểu biết sâu sắc về những di sản mà họ để lại cho nhân loại.

Từ ngàn xưa, hàng chục ngàn người họ hàng của chúng ta đã lang thang khắp lục địa và cố gắng thích nghi với khí hậu mới cũng như định cư ở những vùng đất mới lạ. Họ - nhưng người Neanderthal đã tuyệt chủng khoảng 30.000 năm nay. Nhưng có thể họ đã sống lâu hơn vì di sản của họ vẫn chảy trong huyết quản của những con người ngày hôm nay.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Khoa học.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất