Chúng ta giàu là nhờ… gene?
Cứ tưởng việc giàu nghèo do số phận là quan niệm của người phương đông, nhưng bất ngờ là hiện nay người phương tây cũng bắt đầu quan tâm về vấn đề này.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh tuyên bố đã xác định được một số gene ảnh hưởng tới... số tiền lương của mỗi người.
Đại học Edinburgh, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thế giới.
Tại Vương quốc Anh có Biobank là một “ngân hàng” sinh học, nơi lưu giữ một nhóm lớn các hồ sơ di truyền của hơn 500.000 người Anh.
Nơi đây có rất nhiều dữ liệu có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu chống lại ung thư hoặc sự khởi đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh. Nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh thay vào đó đã quyết định chọn lọc từ các dữ liệu khổng lồ này để hiểu tại sao một số người lại... giàu hơn những người khác.
Đây là một sáng kiến vô cùng ngạc nhiên, và một trong số các nhà nghiên cứu, chuyên gia thống kê David Hill giải thích:
“Mối liên hệ giữa các tầng lớp xã hội và sức khỏe tốt thường được thiết lập nhờ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như truy cập vào thông tin chất lượng, tiếp xúc với môi trường căng thẳng hoặc có hại, các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, có chế độ ăn uống không lành mạnh và uống quá nhiều rượu, cũng như thiếu hoạt động thể chất”.
Ngoài các yếu tố thường được đề cập, nhóm của chuyên gia di truyền học tại Đại học Edinburgh còn muốn thử một cách tiếp cận khác bằng cách kết hợp dữ liệu gene từ Biobank để coi liệu có một số gene nhất định nào đó đã gắn liền với mức lương cao.
Nhóm của Davild Hill đã dựa vào dữ liệu về thu nhập tài chính cá nhân trong số 286.000 hồ sơ của Biobank. Những cá nhân này được chia thành năm nhóm theo mức thu nhập của họ.
Một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu của David Hill.
Nhóm có mức lương thấp nhất có các biến thể di truyền âm tính nhất, mà với các nhà khoa học, đây là điều bất lợi.
Cùng với dữ liệu từ các thông tin này, các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định được khoảng ba mươi phần của bộ gene, được gọi là "loci", có thể đảm trách vai trò cho “mức độ thông minh”, mười tám trong số này thậm chí còn có sự liên kết trực tiếp với “khả năng nhận thức”.
Julien Larregue, nhà nghiên cứu liên kết tại Phòng thí nghiệm Xã hội học Địa Trung Hải, Đại học CNRS-Aix Marseille và là chuyên gia di truyền học, nhận xét: “Nghiên cứu này không xác nhận bất kỳ giả thuyết nào mà chỉ nói rằng bộ gene "có thể" đóng một vai trò nào đó, "có liên kết” với khả năng nhận thức…
Còn David Hill, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, cho rằng các yếu tố kinh tế xã hội không có tác động gì về phương diện sinh học của con người, nhưng chúng ta biết rằng thực tế thì môi trường đóng một vai trò trong cấu trúc não, chẳng hạn như người chơi piano, là những người có nhiều chất xám hơn những người khác”.
Tóm lại, có thể thấy rằng các nhà nghiên cứu ở Edinburgh đã liên kết gene di truyền với trí thông minh, và trí thông minh sẽ giúp đem lại mức thu nhập cao.
Ngoài ra, David Hill, tác giả chính của nghiên cứu tin rằng công trình này sẽ giúp đem lại một cái nhìn sâu sắc để bổ sung về sự bất bình đẳng nam nữ, mà cụ thể là về chức vụ và mức lương, trong xã hội.
Nhưng điều lý thú là David Hill và Đại học Edinburgh không phải là những người duy nhất bắt tay vào nghiên cứu chủ đề này.
Một nhóm khác, chủ trì do Philipp Koellinger, một nhà kinh tế tại Đại học Vrije ở Amsterdam, đã bắt đầu một dự án theo cùng chủ đề nhưng được tiến hành theo cách khác.
Sử dụng dữ liệu từ 800.000 người, ông đã chia thành 22 nhóm và phát triển một thuật toán ước tính thu nhập của một người bằng cách sử dụng một số tham số như tính chất công việc, tuổi tác, giới tính, tính chất nơi cư trú. Và kết quả cuối cùng, Philipp Koellinger cũng đã liên kết một số đặc điểm di truyền nhất định với thu nhập của mỗi người.
Như vậy, phải chăng giàu nghèo cũng là do gene?