Có 92% mọi người không đạt được mục tiêu đề ra, vậy 8% còn lại đã làm thế nào?

Nếu bạn thực sự muốn đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống thì dưới đây là cách những người thành đạt vẫn thường làm với các mục tiêu của họ.

Một nghiên cứu của Đại học Scanton đã chỉ ra có tới 92% mọi người không bao giờ đạt được mục tiêu họ đặt ra.

Tôi cũng từng rất nhiều lần không đạt được mục tiêu – và nếu bạn cũng giống tôi, luôn thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu và cảm thấy mất động lực thì hãy xem những tip dưới đây để cải thiện.

1. Đặt mục tiêu càng cụ thể và thách thức càng tốt

Nghiên cứu của Edwin Locke và Gary Latham cho thấy trong 90% các trường hợp, khi theo đuổi những mục tiêu chi tiết và khó khăn hơn, con người có xu hướng thể hiện tốt hơn hẳn.

Về cơ bản, càng vạch ra những mục tiêu cụ thể và khó khăn thì bạn càng có nhiều động lực đạt được chúng hơn. Chính vì vậy mà những động lực quá dễ dàng hay không rõ ràng đôi khi lại khó đạt được hơn.


Đặt ra mục tiêu cụ thể cơ hội bạn đạt được mục tiêu chắc chắn sẽ tăng đáng kể.

Ví dụ mục tiêu từ giờ đến cuối năm giảm được 10kg nghe có vẻ khá thách thức nhưng thực tế lại chưa đủ cụ thể.

Hãy đặt mục tiêu rõ ràng như thế này: Trong tháng 8, tôi sẽ giảm khoảng 2kg bằng việc cắ giảm đường tinh luyện, lúa mì và đồ ăn nhanh khỏi khẩu phần ăn. Tôi cũng sẽ đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày.

Khi bạn đặt ra những tác vụ cụ thể như vậy, cơ hội bạn đạt được mục tiêu chắc chắn sẽ tăng đáng kể.

Bạn cũng có thể áp dụng điều này với những mục tiêu lớn lao và tham vọng. Chẳng ai có sở hữu một công ty được định giá nhiều triệu USD ngay lập tức, ai cũng sẽ cảm thấy quá sức trước những "tảng đá" mục tiêu quá đồ sộ. Việc bạn cần làm lúc này là chia nhỏ mục tiêu lớn đó thành những thứ nhỏ bạn sẽ làm hằng ngày để hướng đến. Nhớ xác định các mốc quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu để tạo động lực cho bản thân cũng như dễ dàng điều chỉnh khi cần.

2. Hãy giữ đam mê với mục tiêu và luôn cam kết đi đến cùng với nó

Nói đơn giản thì số 8% những người đạt được mục tiêu đã nói ở trên đều cực kỳ muốn đạt được chúng. Hãy tự hỏi bản thân câu này: Mức độ cam kết với mục tiêu của bạn lớn đến đâu? Bạn đã thực sự cố hết sức vì nó chưa? Khi những khó khăn ập đến, bạn có ứng phó không hay đã lập tức rụt đầu lại?

Có 92% mọi người không đạt được mục tiêu đề ra, vậy 8% còn lại đã làm thế nào?
Hệ thống niềm tin "sẵn sàng làm bất cứ thứ gì" cần thiết để hoàn thành mục tiêu giúp họ đi đến cùng.

Nhóm 8% hoàn thành được mục tiêu thực tế đều có một động lực cháy bỏng giúp "khóa chặt" họ với mục tiêu. Chính hệ thống niềm tin "sẵn sàng làm bất cứ thứ gì" cần thiết để hoàn thành mục tiêu giúp họ đi đến cùng.

Một điều quan trọng nữa là hãy nhìn lại chính bản thân mình: Liệu mục tiêu đó có chính xác là thứ bạn thực sự muốn? Nếu thực sự trong sâu thẳm đó không phải thứ bạn thực sự đam mê thì có cụ thể thế nào bạn cũng sẽ rất khó đạt được.

Hãy tự hỏi mình: Tôi muốn đạt được nó đến mức nào? Ai là người sẽ "giám sát" tôi từ đầu đến cuối quá trình thực hiện? Liệu cuộc đời tôi sẽ ra sao khi tôi đạt được nó? Cuối cùng thì những nỗ lực của tôi có xứng đáng không?

3. Ghi nhận phản hồi, góp ý từ người khác

Đã là người thì ai cũng sẽ có những tật xấu như dễ trở lại với những lề thói cũ, hay trì hoãn, dễ mất động lực. Để đối diện những thứ này, cơ hội để bạn đạt được mục tiêu sẽ cao hơn rất nhiều nếu bạn liên tục nhận được những lời phản hồi mang tính xây dựng giúp bạn sửa đổi dần trong quá trình thực hiện.

Đây cũng chính là lý do mà các dịch vụ hướng dẫn, dạy học lại bùng nổ trong thời gian gần đây. Những người cực kỳ nghiêm túc với mục tiêu của mình thường nhận được rất nhiều lợi ích từ những lời phản hồi và góp ý của người hướng dẫn.

Một lưu ý thú vị khác là những người quản lý tận tình hướng dẫn nhân viên của mình thường được họ kính nể hơn hẳn những người không. Họ giành điểm trong mắt nhân viên chính nhờ những buổi trao đổi, góp ý và biết cách tạo động lực hướng nhân viên đến việc hoàn thành mục tiêu.


Người cực kỳ nghiêm túc với mục tiêu của mình thường nhận được rất nhiều lợi ích từ những lời phản hồi và góp ý của người hướng dẫn.

4. Nhờ đến những người cố vấn mà bạn tin tưởng

Hãy tìm một cố vấn có thể đưa ra cho bạn lời khuyên và hướng dẫn trên đường đi. Cố vấn ở đây không nhất thiết phải là những chuyên gia hàng đầu mà có thể là những người khá hơn bạn ở những khoản đó.

Hãy tìm vài người như vậy để có thể nhận được sự trợ giúp mỗi khi cần. Hãy tập thói quen chia sẻ các mục tiêu và các mốc bạn đã hoàn thành với họ hàng tháng, bạn sẽ có động lực làm được nhiều điều hơn nếu biết rằng tháng tới gặp họ bạn cần phải có thêm thành quả gì đó để chia sẻ.

5. Tránh làm quá nhiều thứ một lúc

Một điều quan trọng khác mà những người thành đạt thường làm được là sống đúng với phương châm "Đi từng bước một". Họ hết sức tránh việc dồn lực vào quá nhiều thứ một lúc. Bạn có thể cho rằng làm nhiều việc một lúc là một chiến lược tốt để thành công, thế nhưng nghiên cứu cho thấy điều đó chỉ làm phương hại não của bạn. Cuối cùng bạn sẽ lại chia nhỏ bản thân giữa quá nhiều thứ, mất tập trung và giảm chất lượng công việc bạn hoàn thành, khiến cho thời điểm đạt được mục tiêu càng bị đẩy xa hơn.


Hãy tránh việc dồn lực vào quá nhiều thứ một lúc.

Trái lại, khi chia nhỏ mục tiêu ra thành nhiều hoạt động nhỏ để làm dần thì bạn có thể nhanh chóng xong một thứ rồi chuyển dần sang những thứ khác.

Một tip khác nữa là hãy luôn đặt hạn chót cho các mục tiêu của mình, cho dù đó có là tiết kiệm đủ một món tiền lớn trước khi về hưu. Bạn sẽ có động lực làm khẩn trương hơn khi có hạn chót rõ ràng phía trước.

6. Hãy làm đều đặn

Có thể bạn nghĩ những người có thể hoàn thành mục tiêu đều là những người tài năng sẵn thế nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đạt được mục tiêu không liên quan nhiều đến tài năng mà chủ yếu đến những gì họ làm.

Từ 2000 năm trước, Aristotle đã nhận ra điều này khi nói: "Chúng ta chính là những gì chúng ta liên tục làm". Bằng cách luyện tập đều đặn các kỹ năng, bạn sẽ rất bất ngờ khi nhìn lại mình sau một thời gian nhất định.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất