Có gì trên 300 hòn đảo nhân tạo trị giá hàng chục tỷ đô dành cho giới siêu giàu của Dubai?

Ngoài bờ biển Dubai là hàng trăm hòn đảo nhân tạo được xây dành riêng cho giới siêu giàu.

Được biết, những hòn đảo nhân tạo độc đáo này được tạo ra bằng cách sử dụng lượng cát khổng lồ từ Vịnh Ba Tư.


Nhìn từ trên không, 300 hòn đảo gần như được để trống.


Hiện tại chỉ có 2 hòn đảo cho phép khách tới du lịch - Đảo Lebanon và Resort Anantara.


Một trong những hòn đảo vẫn đang bị để trống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Thiết kế bố cục của các hòn đảo này được cho là trông giống như 5 châu lục trên thế giới nhìn từ trên cao, được chia thành các hòn đảo riêng lẻ đại diện cho mỗi quốc gia. Do đó, nó được đặt cho cái tên mỹ miều là Quần đảo Thế giới.

Dubai, thành phố nổi tiếng với lối sống giàu có và xa hoa, chưa bao giờ thất bại trong việc gây ấn tượng với người dân thế giới bằng những ý tưởng kiến trúc độc đáo và ấn tượng. Bằng chứng đến từ Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới - cho đến Bảo tàng Tương lai có hình dáng rực rỡ.

Nhưng dự án Quần đảo Thế giới có thể sẽ hơi khác, khi mà trong trường hợp này, thực tiễn chưa thể đáp ứng được ý tưởng.

Quy mô dự án này trải dài 8km và được tạo thành từ 300 hòn đảo trống, mỗi hòn đảo có diện tích từ 2,3 đến 8,3 hecta.


Dự án Quần đảo Thế giới nhìn từ Dubai.

Hàng tỷ đô được rót vào ý tưởng rằng Dubai có thể tặng cho mỗi quốc gia một hòn đảo riêng cho giới siêu giàu đến thăm để họ có thể thưởng thức các nền văn hóa khác nhau ngay trong một thành phố.

Một số nhân vật đình đám như Richard Branson, Karl Lagerfeld quá cố và Michael Schumacher đều đã có chuyến đi tới một số hòn đảo. Đặc biệt, tay đua Michael còn được tặng hòn đảo "Nam Cực" trị giá 7 triệu USD cho sự nghiệp kỷ lục của anh ở Công thức 1.

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra trên toàn thế giới vào năm 2008 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Ước tính các dự án trị giá tới 300 tỷ đô đã buộc phải thu nhỏ lại, tạm dừng hoặc hủy bỏ. Đó cũng là số phận đáng tiếc của một trong những dự án xây dựng độc đáo và đầy tham vọng nhất mà thế giới từng chứng kiến.

Tính đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chỉ có một hòn đảo hoàn chỉnh và mở cửa cho khách du lịch - Đảo Lebanon.


Cho đến nay, dự án đã tiêu tốn khoảng 15 tỷ đô.

Đây vẫn là thành công duy nhất có được từ dự án Quần đảo Thế giới cho đến tháng 12 năm 2021, trước khi Anantara World Islands Resort mở cửa trên khu vực Nam Mỹ của quần đảo.

Dự án Trái tim châu Âu là ý tưởng lớn tiếp theo của Dubai liên quan đến Quần đảo Thế giới. Mọi hòn đảo trong nhóm châu Âu đều có một loạt khách sạn sang trọng, biệt thự tư nhân và biệt thự nổi được xây dựng hoặc quy hoạch trên đó. Bằng kế hoạch này, Dubai muốn thu hút thêm khách du lịch, nhất là từ giới siêu giàu.

Nhà phát triển Kelindheist Group muốn mang văn hóa châu Âu đến Dubai. Một số thành phố bắt chước Monaco, Nice, Thụy Điển và Đức đã hoàn thiện với các nhà hàng và khách sạn.

Trang web Heart of Europe cho biết: "Chúng tôi kết hợp những gì tốt nhất của văn hóa, kiến trúc và lòng hiếu khách của châu Âu với sự sang trọng và đổi mới của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng như những bãi biển đầy cát trắng của các hòn đảo nhiệt đới.

Trái tim châu Âu mang đến những trải nghiệm mới lạ, từ cuộc sống dưới nước đến Phố Mưa được kiểm soát khí hậu". Ngày hoàn thành cuối cùng được ấn định vào năm 2026 và tổng mức đầu tư trị giá 5 tỷ USD.

70% số đảo còn lại đã được bán - chờ được khai phá tiềm năng xây dựng trên chúng. Tuy nhiên các nhà đầu tư đang phải đối mặt với trở ngại lớn với các đảo nhân tạo. Dự án Quần đảo Thế giới từ lâu đã được đồn đại là sẽ chìm do nền cát của nó sẽ bị nước biển xung quanh xói mòn, chưa kể Vịnh Ba Tư đang có mực nước dâng dần.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất