Có nguy hiểm không nếu ăn bánh mì đã bị mốc?

3h sáng. Bạn rất thèm ăn một thứ gì đó. Bạn mở túi bánh mì nhưng điều bất ngờ là miếng bánh đã chuyển sang màu xanh và bị mốc một bên. Khi đang phân vân liệu có nên vứt nó đi thì bạn chợt nhớ đến giáo viên đã từng dạy penicillin (thuốc kháng sinh) được làm từ mốc và quyết định giữ nó lại để ăn vì cho rằng... chẳng sao cả. Vấn đề ở đây là ngay cả khi đã cắt bỏ phần bị mốc thì chiếc bánh mình này vẫn gây nguy hiểm với cơ thể. Tại sao lại như vậy?


Sẽ thế nào nếu ăn bánh mì bị mốc?

Đây chính là điều có thể sẽ xảy ra nếu bạn ăn chiếc bánh mì bị mốc này. Mốc cùng một họ với nấm. Thực tế, nếu quan sát những đám mốc bằng một chiếc kính hiển vi, bạn sẽ thấy chúng giống như những cây nấm nhỏ: thân với các bào tử ở trên đỉnh. Những bào tử này tạo ra màu sắc của nấm, chẳng hạn như màu xanh hao hao giữa màu xanh lá cây và xanh da trời mà bạn nhìn thấy trên miếng bánh mì bị mốc.

Nấm mốc cũng có thể gây hại. Nhiều loại nấm mốc (có hàng trăm ngàn loại nấm mốc khác nhau) gây dị ứng các vấn đề về hô hấp. Trong một số trường hợp, mốc sẽ tạo ra độc tố nấm mốc (mycotoxin) - một chất độc có thể khiến con người, gia súc và các động vật khác bị bệnh. Trong đó, aflatoxin - một trong những loại độc tố nấm mốc phổ biến nhất thường xuất hiện chủ yếu trên các loại hạt và ngũ cốc. Đây cũng chính là hai nguyên liệu được sử dụng để sản xuất bánh mì.


Không nên ăn bánh mì đã bị mốc

Aflatoxin là loại nấm gốc gây ra ung thư được tìm thấy ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những loại nấm mốc được nghiên cứu và kiểm soát nhiều nhất. Tuy vậy, độc tố này vẫn không thể bị tiêu diệt triệt để mặc dù các nhà máy sản xuất thực phẩm trên toàn cầu đều được giám sát để đảm bảo mức độ aflatoxin nằm trong giới hạn chấp nhận được.

Quay trở lại với tình huống bạn có một chiếc bánh mì bị mốc một bên ở trên. Sẽ thế nào nếu cắt bỏ phần bị mốc và ăn phần còn lại? Nếu nghĩ vẫn còn ăn được thì bạn đã mắc một sai lầm lớn. Những gì bạn nhìn thấy ở một phía của miếng bánh chỉ là phần đỉnh của mốc. Từ thân, mốc có thể phát triển các rễ cắm xuống bánh mì. Những chùm rễ này là nơi mà các độc tố phát triển. Ngoài ra, các vi khuẩn vô hình gây bệnh cũng có thể phát triển kèm với mốc mà bạn không hề biết.

Lần tới, khi muốn ăn những chiếc bánh mì (kể cả phô mai) thì nhớ kiểm tra chúng một cách cẩn thận. Nếu phát hiện bánh đã bị mốc thì hãy thẳng tay vứt đi nhé.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất