Có phải Einstein là thiên tài vĩ đại cuối cùng?
Các bước đột phá lớn trong khoa học là lĩnh vực của các cá nhân chứ không phải của viện nghiên cứu. Galileo, Copernicus, Edison và Einstein đã phải lao động trong phòng thí nghiệm riêng hay suy tư về vũ trụ trong các nghiên cứu cá nhân.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là từ sau thành công phóng vệ tinh Sputnik của Xô Viết vào năm 1957, xu hướng đã tạo ra nhiều viện nghiên cứu lớn thúc đẩy sự hợp tác và những khoản tài trợ lớn.
Hiện nay đạt được bước tiến khoa học lớn trở nên khó khăn hơn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học giành được giải thưởng Nobel năm 2005 phát hiện thấy tích lũy kiến thức qua thời gian buộc các khối óc lớn lao động nhiều hơn trước khi họ đạt được đột phá. Kỷ nguyên mà các nhà tư tưởng tạo ra phát kiến vĩ đại đã tăng 6 năm trong thế kỷ 20.
Sự cân bằng giữa phương pháp cá nhân và phương pháp của viện nghiên cứu là một ý kiến tốt nhất, theo giả thuyết của kỹ sư Adrian Bejan thuộc Đại học Duke – người cho rằng các viện nghiên cứu được lợi ích nhiều nhất từ sự đồng tồn tại của các nhóm lớn tự tổ chức và các nhà khoa học đơn lẻ đưa ra những sáng kiến vĩ đại.
Bejan viết trên số ra tháng 12 tờ International Journal of Design & Nature and Ecodynamics rằng: “Lịch sử thành tựu khoa học được đánh dấu bởi các nhà nghiên cứu riêng lẻ, từ Archimedes đến Newton và Darwin. Các nhà tư tưởng độc lập rất có ảnh hưởng xuyên suốt tiến trình lịch sử bởi bản thân khoa học tự nhiên đã có lợi đối với trí óc của họ cũng như sự phồn vinh của xã hội. Mặc dù xu hướng thiên về các nhóm nghiên cứu lớn, cá nhân vẫn luôn hưng thịnh”.
Thế nhưng quan niệm về thiên tài đơn lẻ được đánh giá hơi quá mức, ngay cả các thiên tài cũng xác nhận điều này.
Như Isaac Newton chẳng hạn, ông nói rằng ông không có thành tựu gì trong nghiên cứu của mình, ví dụ như quy tắc chuyển động và trọng trường đó là bằng cách “đứng trên vai những người khổng lồ”.
Tiến trình nghiên cứu hiện đại thay đổi bất ngờ sau ngày 4 tháng 10 năm 1957, khi Xô Viết cũ trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu Sputnik vào vũ trụ. Sự kiện đã châm ngòi cho quá trình phát triển ngoạn mục trong nguồn tài trợ Hoa Kỳ cho các nhóm nghiên cứu lớn thuộc viện nghiên cứu. Mô hình này được các viện nghiên cứu nhỏ hơn áp dụng, họ cũng đồng thời hình thành nhóm nghiên cứu lớn hơn để thu hút tài trợ.
Tuy nhiên, các nhà tư tưởng lớn độc lập không hề biến mất. Bejan cho rằng họ vẫn tiếp tục phát triển. Ông nghĩ rằng giả thuyết xây dựng của ông ra đời vào năm 1996 có thể giải thích lý do.
Giả thuyết công bố rằng cái gọi là hệ thống chảy tiến hóa để cân bằng và tối thiểu hóa tính không hoàn hảo, làm giảm xích mích và các hình thức kháng cự khác sao cho lượng năng lượng sử dụng thất thoát ít nhất. Các ví dụ trong tự nhiên bao gồm các dòng sông, con suối bồi đắp nên đồng bằng hoặc các đường khí phức tạp trong lá phổi.
Trong nghiên cứu do con người tiến hành, Bejan nhận thấy có hai dòng chảy chính: dòng ý tưởng dưới dạng phát hiện khoa học, và dòng hỗ trợ được đo bởi các tác nhân hữu hình như quỹ tài trợ và phòng thí nghiệm.
Ông nói: “Các nhóm nghiên cứu thành công là các nhóm tự phát triển và biến đổi qua thời gian. Ví dụ, một cá nhân nảy ra ý tưởng mới, anh ta nhận được tài trợ, và một nhóm nghiên cứu bắt đầu hình thành liên quan đến ý tưởng đó. Điều này tạo nên một khuôn khổ trong đó nhiều nhóm nhỏ đóng góp vào ý tưởng chung”.
Bejan nghĩ rằng cực đoan không có lợi cho khoa học.
Ông nói: “Nếu một viện nghiên cứu chỉ bao gồm các nhà nghiên cứu đơn lẻ, nó sẽ có nhiều ý tưởng nhưng lại có ít hỗ trợ. Mặt khác, một nhóm lớn vì lợi ích số đông sẽ có nhiều hỗ trợ nhưng lại có ít sáng kiến hơn tính theo số lượng nhà nghiên cứu”.
Vấn đề này là hình ảnh thu nhỏ của nghiên cứu kiểu Xô Viết cũ, nơi mà chính phủ đặt ra mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, đồng thời quy định cấu trúc nguyên khối với các nhà khoa học có cùng mục đích.
Không có sự bất đồng thừa kế nào giữa các đế chế nghiên cứu và các cá nhân, mà là sự cân bằng để phục vụ cho lợi ích lớn hơn. Do đó, các nhà quản lý viện nghiên cứu cần phải thoải mái hơn với các cá nhân có ý tưởng lớn.
Bejan cho biết: “Tôi cho rằng những người quản lý ép buộc cộng sự của họ làm việc theo nhóm lớn chỉ để thu hút tài trợ, để tăng lý lịch của họ hoặc để tốn nhiều giấy hơn. Họ đang hoạt động đối lập với bản chất tự tổ chức của viện nghiên cứu cũng như nghiên cứu. Sự liên kết tuyệt đối trong các nhóm lớn không xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra”.
Một số người lập luận rằng bản chất của thiên tài là cái không thể hủy bỏ hoặc không thể ngó ngàng tới.
Một nghiên cứu kéo dài 35 năm công bố vào năm 2006 về trẻ em có năng khiếu toán học bẩm sinh sẽ sống như thế nào trong cuộc đời của chúng đã tiết lộ thành phần của một bộ óc vĩ đại nhiều sáng kiến: khả năng nhận thức, cơ hội giáo dục, niềm đam mê và chăm chỉ làm việc. Không phải tất cả mọi người khi sinh ra thông minh rồi sẽ trở thành thiên tài.
Đó là một câu hỏi mà ngay cả Einstein cũng không thể trả lời. Nhưng theo các đối thủ thiên tài vĩ đại khác của Einstein, hai thập kỷ phân cách giữa Einstein và Newton chẳng có nghĩa lý gì. Điều đó có nghĩa là Einstein hậu thế có thể đang là một đưa trẻ sơ sinh hoặc cũng có thể chưa ra đời.