Có thể phát hiện một vũ trụ khác?

Dù chúng ta có thể giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan tới bản thân chúng ta cũng như Trái đất hay vũ trụ thì vẫn còn một câu hỏi lớn đang chờ đón loài người. Đó chính là ngoài vũ trụ của chúng ta liệu có còn một vũ trụ nào khác nữa hay không?

Tiếp tục với những tiến triển của các nhà khoa học trong việc giải mã 8 vấn đề hóc búa nhất của lịch sử khoa học loài người.

Có thể vượt qua tốc độ ánh sáng?

Nếu như người ngoài hành tinh thực sự tồn tại thì trong tình hình hiện tại việc liên lạc với họ cũng đang gặp phải muôn vàn khó khăn. Không khả quan nhất chính là vấn đề tốc độ. Những năm gần đây các nhà khoa học đang không ngừng nỗ lực một tốc độ siêu tưởng, vượt qua tốc độ ánh sáng (faster-than-light (FTL). So với FTL thì tốc độ của những con tàu vũ trụ hiện tại quá chậm chạp.

Từ đầu thế kỷ XX, lý luận của nhân loại vẫn bị khống chế bởi giới hạn tốc độ ánh sáng. Nhưng ngay cả khi chúng ta đạt được tốc độ này thì muốn đến được chòm sao Alpha Centauri, chòm sao ở gần chúng ta nhất cũng phải mất 10 năm. Đó là chưa kể đến những giới hạn về năng lượng của những con tàu vũ trụ. Chính vì vậy, một điều chắc chắn là phải vượt qua được tốc độ ánh sáng thì mới có thể thực hiện được những cuộc hành trình này.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện rất nhiều những thực nghiệm liên quan. Chẳng hạn như thực nghiệm của Lijun Wang, thuộc đại học Princeton thực hiện năm 2000 và một nhà nghiên cứu người Đức thực hiện vào năm 2007 đã thu được những tiến triển nhất định.

Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng, không có bất cứ vật chất hoặc thông tin nào có thể vượt qua được tốc độ ánh sáng, tuy nhiên xung ánh sáng (pulse of light) lại có thể làm được. Trong môi trường chân không, các xung ánh sáng có thể đạt đến tốc độ khó tin ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa thể giúp ích gì cho những cuộc hành trình vũ trụ của chúng ta. Thực nghiệm năm 2007 cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Gerald Cleaver, giáo sư vật lý của trường Đại học Baylor cho rằng trong hiện tượng “vướng mắc lượng tử” (Quantum entanglement), tốc độ truyền thông tin dường như nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Trong hai thực nghiệm thực hiện năm 2007 và 2008, tốc độc của “vướng mắc lượng tử” vượt qua tốc độ ánh sáng 10 nghìn lần.

Những thực nghiệm FTL trong tương lai có thể thực hiện trong không gian đa chiều, song cho đến hiện tại chúng ta vẫn chưa thể lý giải triệt để những hiện tượng này. Marc Millis, người phụ trách Chương trình thúc đẩy đột phá vật lý của NASA đang nỗ lực nghiên cứu những cuộc du hành giữa các vì sao. Ông nói: “Chắc chắn vẫn còn những lĩnh vực của vật lý mà chúng ta chưa khám phá hết”. Marc cũng cho rằng, vật chất tối và năng lượng tối có thể là hướng tìm kiếm khả quan trong tương lai.

Con người có thể du hành vượt thời gian?

Việc vượt qua giới hạn tốc độ ánh sáng vẫn chưa thực hiện được thì đương nhiên, cuộc du hành vượt thời gian là điều khó có thể tưởng tượng nổi. Einstein nói với chúng ta rằng, sự chảy trôi của thời gian là tương đối. Cự ly càng cách xa những vật thể lớn (như Trái đất) thì thời gian càng trôi nhanh hơn. Mặc dù sai số rất nhỏ tuy nhiên chúng xác thực là có tồn tại. Vì thế, các vệ tinh trên quỹ đạo cần phải chỉnh lại đồng hồ theo sai số này.

Ngoài ra, hiệu ứng này cũng có thể phát hiện ra ở những độ cao khác nhau. Hai thực nghiệm của Cơ quan Kỹ thuật và Tiêu chuẩn Quốc gia của Mỹ đã chứng minh lý luận này. Do vậy, não bộ của chúng ta sẽ lão hóa nhanh hơn so với tim, dù cho trong cuộc đời mỗi con người, tuổi của não bộ chỉ “già hơn” tuổi của tim khoảng 1/90 tỉ giây.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một vật thể càng gần đạt đến tốc độ ánh sáng thì thời gian sẽ càng chậm lại. Do đó, một cỗ máy thời gian có thể đơn giản hóa thành một cỗ máy ly tâm cực lớn. Cỗ máy này có thể giúp một người đạt đến tốc độ ánh sáng. Tuy nhiên, Jeff Tollaksen, giáo sư vật lý, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu lượng tử thuộc Đại học Chapman cho rằng, phương pháp này có thể khiến người ở trong cỗ máy ly tâm khổng lô này bị cắt làm 4-5 mảnh. Còn Paul Davies, thuộc Đại học Arizona lại cho rằng: “Sẽ có một ngày loài người đạt được những bước tiến lớn”.

Có thể phát hiện một vũ trụ khác?

Dù chúng ta có thể giải đáp tất cả những câu hỏi liên quan tới bản thân chúng ta cũng như Trái đất hay vũ trụ thì vẫn còn một câu hỏi lớn đang chờ đón loài người. Đó chính là ngoài vũ trụ của chúng ta liệu có còn một vũ trụ nào khác nữa hay không?

Có nhà khoa học đã căn cứ trên những đặc trưng của các định luật vật lý đưa ra lý thuyết về vũ trụ đối đẳng. Lý luận về vũ trụ đa nguyên như vậy là kết quả tất yếu của sự phát triển cơ học lượng tử. Các nhà khoa học cho rằng, những vụ trụ khác có thể để lại những dấu vết nào đó trước khi vũ trụ của chúng ta hình thành.

Roger Penrose, thuộc Đại học Oxford và Vahe Gurzadyan, thuộc Học viện Vật lý Yerevan đã phát hiện ra những vòng tròn đồng tâm trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Những vòng tròn đồng tâm này có thể là chứng cứ của những vụ nổ hoặc tái sinh nhiều lần của vũ trụ. Tuy nhiên, nhiệt độ ở trung tâm của vòng tròn này thấp hơn nhiệt độ trung bình.

Mặc dù nhiều nhóm nghiên cứu cũng chứng minh kết cấu này, tuy nhiên kết luận của nhóm Penrose về những vòng tròn đồng tâm sinh ra do vũ trụ tái sinh vẫn gây ra tranh luận.

Trong 10 năm vừa qua, còn có một số nhà khoa học học thông qua bức xạ nền vi sóng vũ trụ phát hiện ra những chứng cứ tương tự. Vì thế, họ cho rằng, có thể có những vũ trụ bên ngoài đã va chạm với vũ trụ của chúng ta và để lại những “vết sẹo” đó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất