Con lợn Tây Tạng nhân bản đầu tiên đẻ ra chín con thuần chủng
Con lợn Tây Tạng bản địa nhân bản đầu tiên ở khu tự trị phía tây nam Trung Quốc vừa đẻ lứa đầu tiên 9 con lợn con thuần chủng.
Theo các phương tiện truyền thông khu vực, chín con lợn con được lợn mẹ nhân bản đẻ ra vào ngày 8 tháng 12, đạt trọng lượng trung bình là 0,55 kg đến 0,7 kg/con. Tất cả 9 con đều có bộ lông màu đen sẫm, mắt pha lê và các chi đều khỏe mạnh và ổn định, và được đánh giá có tình trạng tăng trưởng tốt.
Chín con lợn Tây Tạng bản địa thuần chủng đầu tiên. (Ảnh: Chinadaily).
Giống lợn Tây Tạng bản địa, chủ yếu ở vùng cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Giống lợn trên vùng cao nguyên quý hiếm này thuộc nguồn giống bản địa của Trung Quốc. Chúng sống ở những vùng núi lạnh giá và thích nghi với môi trường khí hậu có độ cao lớn.
Trước đó, vào tháng 12 năm 2020 con lợn Tây Tạng nhân bản đầu tiên được sinh ra, đánh dấu việc ứng dụng thành công công nghệ nhân bản vô tính tế bào sinh dưỡng lần đầu tiên ở vùng cao Tây Tạng.
Sau đó con lợn nhân bản vô tính này đã được phối giống và thụ thai thành công vào giữa tháng 8 năm 2021. Kết quả sau 114 ngày mang thai, những con lợn con đầu tiên được sinh ra vào ngày 8 tháng 12 năm 2021.
Sự ra đời của lợn Tây Tạng nhân bản tế bào soma và việc sinh lứa con thành công cho thấy rằng, các nhà khoa học chăn nuôi Trung Quốc đã làm chủ được phương pháp đông lạnh tế bào xôma để thực hiện bảo vệ nguồn gen giống lợn bản địa cũng như thực hiện bảo quản lâu dài và rã đông vật liệu di truyền lợn bản địa phương để xây dựng hệ thống công nghệ bảo vệ nguồn gene ngày một hoàn thiện hơn.
- Muốn kích hoạt tiềm năng sáng tạo, hãy ngủ như Thomas Edison
- Máy bay vô tình vượt tường âm thanh, dân hoảng loạn tưởng động đất
- Thế gian ai đọ nổi "dân chơi hàng khủng" Hòa Thân: Một cây cột nhà giá gần 9.500 tỷ đồng!