Con người thông minh nhất khi nào?
Nhà khoa học Einstein tự nhận mình thông minh nhất ở độ tuổi 30 tuổi. Tuy nhiên, những người khác thì sao? Vào thời điểm làm trắc nghiệm IQ, họ có thực sự đủ “thông minh”?
Theo Huffington Post, sự thông minh có nhiều định nghĩa và khá khó khăn để đo lường. Trong khi đó, mỗi người sở hữu mức độ thông minh khác nhau nhưng đều giải quyết mọi việc dễ dàng hơn khi ở độ tuổi còn trẻ. Vanessa Hill, người tham gia nghiên cứu, khẳng định: “Tôi nghĩ rằng, con người thông minh nhất ở độ tuổi 30. Tất nhiên, con số này không áp dụng cứng nhắc đối với tất cả mọi người, mỗi đối tượng sẽ đạt được sự thông minh đỉnh điểm ở độ tuổi khác nhau”.
Nhà khoa học Einstein
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người thông minh nhất khi bước sang tuổi 30 hoặc 40. Đây là thời điểm con người đã “chín muồi” về cả suy nghĩ và kinh nghiệm xã hội. Trong khi đó, tinh thần bắt đầu suy giảm khi con người 50 tuổi. Hill khẳng định: “Einstein có thể đã “thông minh sớm” khi bước sang 30 tuổi, nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tuổi trung niên mới là thời điểm con người thông minh nhất. Đặc biệt, các nhà khoa học vật lý đạt đến đỉnh cao sự thông minh khi 48 tuổi”.
Con người luôn tự hào cho rằng mình sở hữu trí tuệ vượt bậc trong thế giới này, nhưng thực tế, nghiên cứu mới đây từ Viện Y học thuộc Đạ học Adelaide (Úc) cho thấy, nhiều loại động vật khác có bộ não thông minh hơn con người rất nhiều.
Giáo sư giải phẫu học và nhân chủng học Maciej Henneberg lý giải, con người luôn cho rằng mình là động vật thông minh bậc nhất do con người đã hiểu lầm những khả năng khác nhau của động vật. Ví như, khi hai người ở quốc tịch khác nhau giao tiếp không trôi chảy thì một trong số họ sẽ cho rằng đối phương kém thông minh. “Chúng không hiểu ta, giống như ta không hiểu chúng, đánh giá thấp trình độ của chúng hoặc đơn giản chỉ là do sự khác biệt giống loài” - Maciej nói.
Tiêu biểu như loài vượn có khả năng tạo ra 20 loại âm thanh để truyền tải các thông điệp, giúp chúng giao tiếp trong các khu rừng nhiệt đới. Ngoài ra, nhiều loài động vật bốn chân có khả năng để lại các dấu vết bằng mùi để đánh dấu lãnh thổ, hay khả năng tiết mùi từ tuyến ngực của gấu túi Koala. Ngược lại, khứu giác của con người lại rất hạn chế, không thể nhận biết được các thông điệp qua mùi. Dù vậy, Aristotle vẫn nhấn mạnh, con người vượt trội hơn so với các loài động vật khác nhờ khả năng tư duy.