Cuộc sống của dân du mục biển Moken

Cộng đồng du mục biển Moken sống trên quần đảo Surin giữa Myanmar và Thái Lan. Họ sống trên những chiếc thuyền Kabang truyền thống, và chỉ dời lên các túp lều tạm trên biển để qua những tháng có gió mùa và biển động.

Nguồn thu nhập duy nhất dựa vào hái lượm săn bắn, dân du mục biển Moken am hiểu kiến thức đặc biệt về đại dương và sinh vật biển. Đó là kết quả của việc sinh ra, lớn lên, mưu sinh giữa mênh mông sóng nước của cộng đồng hiện có khoảng 2000 - 3000 người.

Sinh kế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên biển, các thợ lặn có nghề của Moken có thể lặn tới độ sâu 20m (65ft) trong vài phút trong khi hạ gục một chú cá hoặc thu thập hải sâm. Vũ khí không thể thiếu của họ là những ngọn giáo để có thể đâm chính xác các loài sinh vật biển đang bơi. Quá trình bơi lặn dưới nước lâu dài cũng luyện cho người Moken đôi mắt thích nghi phù hợp với môi trường chất lỏng mặn. Vì vậy họ thường không phải trang bị vật dụng bảo vệ mắt, hoặc chỉ đeo một đôi kính bảo vệ bình thường.


Con người Moken nhỏ bé giữa đại dương


Vũ khí không thể thiếu của người Moken là những ngọn giáo để có thể đâm chính xác các loài sinh vật biển đang bơi


Dân du mục biển Moken tự tin mưu sinh nhờ am hiểu kiến thức đặc biệt về đại dương và sinh vật biển

Các rạn san hô với hệ sinh thái phát triển là nơi mà các loài cá ưa trú chân, và người Moken sử dụng mẹo hình ảnh này để bẫy cá. Họ dùng một sợi dây thừng có buộc chùm lá, đưa xuống độ sâu cách mặt biển 70 – 80 mét, sau đó từ từ rút sợi dây lên gần mặt nước để dễ tiêu diệt cá.

Trong điều kiện không trọng lượng, dân du mục Moken có thể bị nổi ngay trên mặt nước, nhưng họ có bí quyết riêng giữ cân bằng để có thể săn bắt động vật như trên mặt đất. Sống trên biển nhiều thế kỷ, hiện nay họ đang được chính phủ hỗ trợ định cư trên đất liền, cũng như tham gia vào nền kinh tế của cư dân trên bờ. Đó là lý do nhiều người Moken hiện đã chuyển lên bờ sinh sống. Chỉ có một số ít gia đình vẫn đang tiếp tục sinh sống trên thuyền, đánh bắt hải sản bằng phương pháp thủ công. Phụ nữ thì nhặt sò trên bãi biển khi thủy triều xuống thấp. Tuy nhiên, so với thời sơ khai, họ đã dùng bạt để thay thế mái cọ, động cơ chạy bằng máy thay vì buồm.


Các thợ lặn có nghề của Moken có thể lặn tới độ sâu 20m (65ft) trong vài phút


Quá trình bơi lặn dưới nước lâu dài cũng luyện cho người Moken đôi mắt thích nghi phù hợp với môi trường chất lỏng mặn


Các rạn san hô với hệ sinh thái phát triển là nơi mà các loài cá ưa trú chân, và người Moken sử dụng mẹo hình ảnh này để bẫy cá

Trong thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương xảy ra vào năm 2004, người Moken đã cứu sống rất nhiều người. Dựa vào những kinh nghiệm truyền thống, họ cho thuyền cập bến đến nơi an toàn khi thấy biển có dấu hiệu lạ. Sau biến động này, một số hộ gia đình cũng đã dời lên các túp lều trên bãi biển để sinh sống. Cùng với sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là qua các thành viên trẻ tuổi, cộng đồng du mục biển Moken đang chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, sau hàng ngàn năm sống biệt lập. Cộng đồng du mục biển Moken dần thu hẹp, nhưng lại thu hút rất nhiều khách du lịch tới khám phá.

Một nhóm các nhà làm phim và các nhà thiết kế đã thành lập một dự án mang tên Moken đến với cộng đồng này, nhằm ghi lại hình ảnh của họ, đồng thời nâng cao nhận thức cuộc sống của người dân Moken. Những bức ảnh trên do nhiếp ảnh gia người Na Uy, Sofie Olsen, một thành viên dự án chụp lại.


Ngôi nhà trên đất liền của một hộ gia đình Moken

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất